Cùng tìm hiểu những nguyên nhân bé biếng ăn để có giải pháp khắc phục hợp lý nhé. Những nguyên chính thường là:
1. Thực đơn và khẩu vị chưa phù hợp
Trên thực tế, mỗi giai đoạn ăn dặm của bé đều cần được cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng và phù hợp để đảm bảo cân đối nguồn dinh dưỡng, đồng thời phải phù hợp để dễ hấp thu các dưỡng chất.
Vì thế cần cân đối lượng đạm động vật, đạm thực vật, rau xanh, hoa quả tươi với cách chế biến phù hợp theo lứa tuổi để bé hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Đôi khi vì sự chế biến không phù hợp làm bé ngán ăn như cho bé ăn cháo xay khi bé đã có thể nhai cháo hạt, ăn thô, hoặc cho bé ăn quá nhiều đạm dẫn đến khó tiêu, đầy bụng…
2. Trẻ bị tâm lí sợ ăn do chế độ ăn áp dụng quá cứng nhắc và máy móc
Các gia đình phần lớn là ít con và có điều kiện chăm sóc bé tốt nên luôn mong bé lên cân và phát triển toàn diện. Cùng với suy nghĩ đó là bắt ép bé ăn hết khẩu phần một cách cứng nhắc, không để ý đến nhu cầu của trẻ. Chính vì điều này mà mẹ đã vô tình khiến bé cảm thấy sợ ăn và tạo tâm lý chán ăn mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Vì vậy, thay vì bắt ép bé ăn thì mẹ hãy tạo tâm lý tự nhiên với không khí thoải mái, khi có trạng thái tâm lý tốt sẽ kích thích cơ thể bài tiết các men tiêu hóa có tác dụng tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn.
3. Trẻ không đúng bữa, hay ăn vặt
Kinh nghiệm cho thấy bạn nên cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày. Trước mỗi bữa ăn không nên cho trẻ ăn vặt. Nhiều khi chính bố mẹ tạo cho con cảm giác khoogn thèm ăn, bụng lúc nào cũng không đói do bé hay được ăn vặt như bim bim, kẹo, bánh hay sữa, váng sữa…. Vì vậy, cần chú ý hạn chế cho trẻ ăn vặt.
4. Do bệnh lý kí sinh trùng đường ruột
Bé cần được tấy giun định kỳ 6 tháng/lần từ khi 2 tuổi trở lên. Dù bạn có giữ vệ sinh đến đâu cũng khoogn tránh khỏi bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (gồm giun đũa, giun kim, giun móc, sán,…). vì thế, bên cạnh việc tẩy giun định kỳ thì cũng cần chú ý đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cũng như nơi ở để phòng nhiễm giun, sán.
5. Do bé bị thiếu chất
bé lười ăn có thể do thiếu một số yếu tố vi lượng (sắt, kẽm,…) cần thiết trng quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn. Do vậy, bé mắc chứng ăn khoogn tiêu, lâu dần thành chán ăn và sợ ăn. Chính vì thế, bạn nên bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của bé theo chỉ định của bác sĩ
6. Do bé đang bị ốm
Nesu bé ở giai đoạn bị ốm thì sẽ mệt mỏi và chán ăn. Do vậy, bạn nên duy trì chăm sóc chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi ốm để trẻ mau khỏi bệnh bằng cách cho bé ăn thức ăn mềm. loãng và giàu dinh dưỡng nhằm dễ tiêu hóa, hấp thu. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn nhưng tăng số bữa trong ngày để đảm nhu cầu dinh dưỡng của con.
Có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa theo chỉ định của bác sỹ.