Đầu tiên, cha mẹ hãy theo dõi những dấu hiệu có thể cho thấy bé đang chuẩn bị đi vệ sinh, những dấu hiệu đó có thể là: bé sẽ ngừng chơi, mặt đỏ lên hoặc trốn vào một góc, vv… Nhiều bé sẽ khóc hoặc nhăn nhó khi có nhu cầu đi vệ sinh. Khi đó hãy bế bé và xi bé vào bô. Công việc này thường được làm vào những giờ nhất định trong ngày để tạo thói quen cho bé. Nên khen và khuyến khích bé, coi việc kiểm soát được việc đi vệ sinh là một thành tích của bé. Để bé thích thú với việc ngồi bô, ban đầu bạn có thể cho bé ngồi bô khi vẫn mặc quần áo và kể những câu chuyện mà bé thích.

Trẻ tập ngồi bô muộn dễ bị yếu bàng quang


Khi dùng tã giấy , bé không cảm thấy bị ẩm ướt và vì vậy không có nhu cầu cấp thiết phải ngồi bô. Bạn nên rút ngắn thời gian bé dùng tã giấy để tập cho bé thói quen dùng bô.


Sau khi bé đã quen với việc ngồi bô, hãy hướng dẫn bé tự ngồi bô khi muốn đi vệ sinh. Giai đoạn đầu cha mẹ cần theo dõi và nhắc nhở cũng như đừng quên ở bên cạnh và xi bé nhé. Để bé quen tự ngồi bô, có thể cho bé cầm những đồ chơi ưa thích khi ngồi bô hoặc có các phần thưởng nhỏ để khuyến khích.
Cho trẻ tự chọn bô theo ý thích, chỗ để bô khi đi vệ sinh và bạn phải chú ý đến những điều này. Để tập cho trẻ tính tự lập, bạn nên nhắc trẻ đi tiểu thường xuyên, đều đặn. Đến chỗ lạ, hãy cùng vào phòng vệ sinh để bé bớt sợ. Sau khi bé được khoảng 3 tuổi, hãy mua bồn cầu trẻ em đặt được trên bệ toilet và hướng dẫn bé sử dụng. Sau khi trẻ đi vệ sinh xong, bạn nên chú ý dùng giấy vệ sinh loại ướt để lau cho bé. Hoặc dùng vòi nước để rửa thì nên rửa từ trước ra sau tránh cho vi trùng lọt vào cơ quan sinh dục của bé (nhất là bé gái).


Tránh la mắng khi trẻ làm sai hoặc gặp “sự cố”, không nên cấm trẻ uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc tỏ ý không hài lòng khi trẻ đòi đi vệ sinh vào thời điểm không thích hợp (vào bữa ăn chẳng hạn). Điều đó sẽ làm cho bé bị ám ảnh và càng o sợ hơn với việc điều khiển việc đi vệ sinh. Không nên so sánh hoặc nói chuyện vệ sinh của bé trước mặt các bạn.

Cha mẹ không nên ép buộc trẻ ngồi bô, bồn cầu hay tỏ ý ghê sợ khi nhìn thấy phân. Hãy để trẻ luôn nghĩ rằng ngồi bô là một nhiệm vụ và cảm thấy tự hào vì chúng làm được điều này. Đừng để trẻ phải chờ lâu vì chúng chỉ có thể nín nhịn trong một thời gian rất ngắn thôi.

Trường hợp phát hiện trẻ không có khả năng kiểm soát việc đi tiêu, đi tiểu trong thời gian dài, rất có thể trẻ có vấn đề về bệnh lý hay tâm lý, cần đưa bé đến bác sĩ để có sự trợ giúp.