Đau lưng trong thời kỳ mang thai liệu có nguy hiểm không? Cách chữa như thế nào? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây đau lưng 3 tháng cuối thai kỳ ở bà bầu.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tháng cuối

  • Vị trí của thai nhi:

3 tháng cuối thai kì là thời điểm bé và mẹ tăng cân nhanh nhất. Lúc này cân nặng của con đã ổn định để chuẩn bị chào đời. Mẹ sẽ phải gồng lưng để giữ thăng bằng, với sức nặng của con ở trước bụng cùng với việc thay đổi nhiệm vụ của lưng, dẫn đến lưng bị mỏi, đau lưng khi mang thai tháng cuối là khó tránh khỏi.

Theo thống kê có đến 55% mẹ bầu bị đau lưng khi bước vào giai đoạn cuối của thai kì.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối là triệu chứng phổ biến

  • Các cơ vùng bụng bị yếu đi:

Các cơ vùng bụng có chức năng vô cùng quan trọng trong việc giữ trọng lượng cơ thể, co giãn linh hoạt khi bạn chuyển sang nằm sấp hoặc gập người…Khi bước vào giai đoạn cuối của thai kì, cơ thể nặng nề hơn và các cơ này trở nên yếu đi, khó có thể đảm nhận tốt những vai trò vốn có ban đầu. Vì vậy, các cơ vùng lưng bi chèn khiến mẹ dễ bị đau lưng.

  • Thay đổi hormon thai nghén cũng là nguyên nhân đau lưng khi mang thai tháng cuối

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tự động tiết ra các hormn thai nghén giúp giãn dậy chằng và các cơ, thuận lợi cho việc sinh em bé. Tuy nhiên, thay đổi đột ngột này cũng sẽ khiến mẹ dễ xuất hiện những cơn đau lưng bất chợt.

  • Ngồi sai tư thế:

Có nhiều mẹ bầu ngồi sai tư thế, không có phần tựa sau lưng, khiến lưng luôn ở trong trạng thái đơ, cứng, dễ bị đau, căng thẳng. Ngoài ra, khi mang bầu mà mẹ vẫn mang vác nặng hay di chuyển sai tư thế cũng gây hại cho phần lưng nói riêng và cả cơ thể nói chung. Đây là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tháng cuối các mẹ hay gặp.

  • Do bệnh:

Khi đi siêu âm thai, mẹ nên kết hợp khám tổng thể bởi vì chứng đau lưng này có thể do mẹ bầu đang mắc một căn bệnh nào đó, chủ yếu là đau thần kinh tọa.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu của việc sắp sinh?

Tùy vào cơ địa mỗi người, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu khác nhau cho biết mình sắp sinh. Có người thì cảm thấy mệt mỏi, không buồn ăn uống, có người cảm thấy bụng nặng và sa xuống…

Tuy nhiên đa phần đều cảm thấy đau lưng. Vì vậy, đau lưng khi mang thai tháng cuối là một dấu hiệu báo điểm chuẩn bị sinh.

Đau lưng là dấu hiệu sắp sinh

Ở thời điểm sắp sinh, dây chằng bị giãn ra, vùng xương chậu của mẹ sẽ bị nặng nề hơn vì thai nhi di chuyển xuống khiến xương bị căng ra. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng đau lưng ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối.

Nếu cảm thấy cơ thể có sự thay đổi và đặc biệt là đau lưng khi mang thai tháng cuối cùng nhiều hơn những tháng trước, tốt nhất mẹ bầu nên đến bệnh viên để bác sĩ theo dõi và có sự chuẩn bị kĩ càng nhất đón bé yêu chào đời.

Cách giảm tình trạng bà bầu đau lưng

Có rất nhiều phương pháp giúp mẹ bầu giảm chứng đau lưng khi mang thai giai đoạn cuối. Mẹ có thể áp dụng phương pháp phù hợp nhất với mình trong những gợi ý sau:

  • Thay đổi tư thế ngồi, nằm di chuyển để giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối

Nếu thường xuyên mệt mỏi không muốn di chuyển nhiều, thường xuyên ngồi 1 chỗ thì mẹ đừng quên kê 1 gối tựa sau lưng mỗi khi ngồi. Hoặc mẹ có thể sắm loại gối chữ D chuyên dành cho bà bầu. Gối này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái mỗi khi sử dụng bởi nó có lõm ở giữa.

Mẹ nên đặt 1 chiếc gối sau lưng mỗi khi ngồi

Khi đứng mẹ bầu hãy cố gắng đứng thẳng sao cho lưng và đầu nằm trên một đường thẳng. Lúc này hông và lưng sẽ được kéo ra để thư giãn, điều này giúp cho mẹ giảm thiểu được tình trạng đau lưng. Tuy nhiên nếu cơ thể thường xuyên ử trong tư thế này, mẹ sẽ dễ bị mỏi.

Sử dụng ghế tựa thẳng khi ăn sẽ tốt hơn là ghế tròn không tựa hoặc ghế mềm. Ngồi đúng tư thế giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối và ăn ngon miệng hơn.

Khi mang bầu, mẹ nên sử dụng giường bằng nệm chắc, gối chữ U hỗ trợ tư thế nằm. Nếu nằm nệm lún sẽ dễ ảnh hưởng đến lưng và cột sống.

Các mẹ tham khảo tại đây các mẫu gối ngủ cho bà bầu được nhiều mẹ lựa chọn

  • Áp dụng các bài tập:

Trong ngày, mẹ nên dành ra một ít thời gian để vận động, thư giãn gân cốt như vươn vai, nghiêng hông từ 5 đến 10 phút. Và tốt nhất hãy giữ thói quen đi bộ hằng ngày cũng giúp mẹ giảm tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối. Ngoài ra không nên giữ một tư thế trong suốt thời gian dài.

Thường xuyên áp dụng các bài tập để hạn chế đau lưng khi mang thai tháng cuối

Nếu có điều kiện, mẹ có thể tìm đến các địa chỉ massage dành cho bà bầu để có thể thư giãn gân cốt, cũng tốt hơn cho lưng và giảm triệu chứng đau lưng.

  • Tránh vận động mạnh:

Trong suốt thời kì mang thai, và đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ không nên vận động mạnh. Cụ thể như không mang, vác, cầm, nắm các vật cồng kềnh có khối lượng lớn. Nếu bất đắc dĩ phải làm thì mẹ bầu đừng quên đưa nó vào sát người và chùng gối thay vì cúi lưng nhé. Có như vậy, triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối mới không nặng và kéo dài hơn.

  • Sử dụng trang phục phù hợp:

Khi mang thai, mẹ nên sử dụng những đồ rộng, đồ dành cho bà bầu. Chỉ mang giày thấp, đế bằng và quần có phần bụng thoải mái để không gây đau lưng. Tuyệt đối không sử dụng giày cao gót.

  • Tránh tăng cân quá mức cũng là cách mẹ giảm cảm giác đau lưng khi mang thai tháng cuối

Mẹ có thể hoàn toàn  kiểm soát cân nặng bằng cách cân đối chế độ ăn uống theo bảng cân nặng thai nhi. Khi cân nặng đến mức khó kiểm soát, mẹ sẽ dễ cảm thấy nặng nề và đau lưng.

Tránh tình trạng tăng cân quá mức

  • Giữ ấm lưng:

Bên cạnh bàn chân và cổ, việc giữ ấm lưng bằng cách chườm nóng hoặc nhờ người xoa bóp, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối cũng thuyên giảm. Hoặc mẹ có thể sử dụng miếng dán giữ nhiệt, nó sẽ có hiệu quả ngay lập tức đặc biệt là trong mùa đông.

  • Sử dụng đai đeo bụng:

Đây là dụng cụ được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và áp dụng vì nó thực sự mang lại hiệu quả. Ở tháng thứ 7 của thai kì, dùng đai đeo bụng sẽ giúp mẹ giảm được sức nặng ở bụng cũng như phần lưng đỡ bị gồng lên nhiều.

Hi vọng những cách giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối trên sẽ mang lại cho mẹ bầu thai kỳ khỏe mạnh. Chúc mẹ tìm được phương pháp hạn chế đau lưng phù hợp nhất với mình.

Xem thêm: Bà bầu đau bụng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa