Cách đây 1 năm, cứ mỗi lần con ho là mình lại ôm con đi khám và mang về 1 bịch thuốc kháng sinh. Mỗi buổi sáng – tối mẹ con vật nhau ra để cho con uống thuốc kháng sinh với hy vọng con sẽ sớm khỏi bệnh. Hành trình uống thuốc khéo dài đằng đẵng từ đợt ho này đến đợt ho khác cứ khéo dài lê thê. Và vào một ngày xám xịt con lại trở ho, lần này mình mặc kệ bởi chán cảnh ôm con đi khám và không cho con uống thuốc nữa.

Một trong nhiều hộp thuốc kháng sinh mình đã từng cho con uống khi con bị ho

Sau gần 10 ngày buông lơi, thật bất ngờ với thành quả mình nhận được. Con mình đã tự khỏi ho mà không cần nhờ đến bất kì loại thuốc nào. Từ đó, mình lách cách tìm hiểu lí do vì sao, và thật may mắn khi mình được bạn giới thiệu mua cuốn sách Để con được ốm để biết được những nguyên nhân và cách điều trị các cơn ho của trẻ.

Theo mình tìm hiểu, kháng sinh chỉ điều trị được cho những bệnh lây nhiễm vi khuẩn chứ không điều trị được bệnh do siêu vi. Mà nguyên nhân chính gây ra trẻ bị ho đó là do 99% siêu vi lây các bé qua đường hô hấp mắt – mũi – miệng.

Vậy bệnh lí nào không cần điều trị bằng kháng sinh do siêu vi gây ra:

  • Tất cả những bé bị cảm
  • 99% trường hợp bị ho
  • 99% bị tiêu chảy
  • 90% trường hợp do viêm họng
  • Hầu hết những trường hợp sốt ở trẻ dưới 3 tuổi
  • Hầu hết những trường hợp viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm thanh quản

Những bệnh lí sử dụng kháng sinh

  • 10 % những trường hợp viêm họng (do liên cầu khuẩn tan huyết bêt nhóm A)
  • Bé bị viêm phổi
  • Bé bị viêm màng não

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Như ban đầu mình đã đề cập đến nguyên nhân khiến trẻ bị ho là do 99% siêu vi lây các bé qua đường hô hấp mắt – mũi – miệng. Và những trường hợp thường lặp đi lặp lại khiến bé nhà mình thưởng bị ho:

Bé nhà mình đi học lúc 16 tháng tuổi, chính vì vậy mà việc tiếp xúc môi trường đông người khá sớm mà trẻ càng ít tháng thì sức đề kháng càng yếu. Chính vì vậy khi đi học hoặc đi đến chỗ đông người sẽ bị lây chéo qua đường ăn uống chung thìa, cốc. Bạn đang bệnh ngồi bên con bị ho và vô tình siêu vi ho sẽ bắn qua mắt mũi miệng khiến con bị bệnh

Lúc mới đi học trung bình mỗi tháng con mình có 3 đợt ho

Ở độ tuổi mọc răng, do con ngứa lợi nên thường xuyên cho Do cho đồ chơi vào miệng để cắn, chính vì vậy con thường lây qua những đồ chơi ở trên lớp, ở nhà có chứa siêu vi ho.

Bé thường xuyên cho tay vào miệng

Bé nhà mình rất hiếu động, chính vì vậy khi đi đến nơi công cộng bé sẽ trèo leo, tò mò và tìm hiểu những điều bé chưa biết. Tay bé thường chạm vào những lan can, ghế,… có chứa siêu vi gây ho và tay bé sẽ chứa siêu vi đó.

Độ tuổi bé thì việc đưa tay lên miệng để mút và cắn là chuyện hết sức bình thường. Chính vì vậy mà bé thường bị lây ho qua những vật dụng nơi công cộng

Luôn cầm nắm những đồ vật ở nơi công cộng

Qúa trình trẻ bị ho:

Theo kinh nghiệm của mình, trong những lần con ho mà không cần dùng đến kháng sinh thì phải kéo dài từ 10-15 ngày. Giai đoạn đầu bé sẽ ho khan, ho ít tầm 4-5 ngày.

Giai đoạn tiếp theo, hệ thống niêm mạc trong đường thở cổ họng, phế quản,… sẽ tiết ra đờm để tiêu diệt siêu vi và tần suất ho sẽ tăng dần, bé ho rất dữ dội tầm 5-7 ngày và đây cũng là lúc trẻ sắp hết hơn ho.

Chính vì vậy khi mẹ thấy biểu hiện bé ra đờm xanh, đờm vàng và ho sộc đờm chính là khoảng thời gian bé sắp hết bệnh chứ không phải bị nặng hơn như mọi người lầm tưởng.

Ở những nơi có nguy cơ mắc bênh cao mình thường đeo khẩu trang cho bé

Mình nhớ có những lần bé nhà mình cứ ho dai dẳng cả tháng không khỏi, sau khi tìm hiểu nguyên nhân chính là bé bị lây nối tiếp. Tức có nghĩa đợt ho cũ chưa khỏi thì siêu vi ho lại xâm nhập vào cơ thể bé để tạo chu kì mới khiến bé ho đi ho lại cả tháng trời.

Nếu bé nhà các mẹ ho dai dẳng quá lâu ngày và đi kèm với biểu hiện thở khò khè thì rất có thể bé bị viêm phổi. Nên đối với những trường hợp tương tự, các mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Về kháng sinh, mẹ sẽ dựa vào chỉ định của bác sĩ để cho bé dùng, tuy nhiên mẹ cũng nên tìm hiểu qua về các cấp độ sử dụng kháng sinh cho con. Về kháng sinh chúng ta sẽ có 4 thế hệ, ở 2 thế hệ I & II chuyên dùng cho các bệnh về đường hô hấp trên.

Thế hệ I bao gồm các loại thuốc như: cephalothin, cefazolin, cephalexin, cefaclor, cefaridin,… có tác dụng chống các vi khuẩn gram dương tốt kể cả loại sản xuất ra beta lactamase nhưng tác dụng lên gram âm kém nhất là HI. Chuyên chỉ dịnh cho các nhiểm khuẩn hô hấp, tai mũi họng….

Thế hệ II bao gồm các loại thuốc như: Cefuroxim, cefamandole, cefoxitin, cefuroxim acetyl, cefotetan….có tác dụng chống VK gram âm tốt hơn thế hệ 2 nhưng kém thế hệ 3. Tác dụng tốt với các nhiểm khuẩn do H.I, Nesseria gonorrheae, bệnh Lyme… liều dung cho Nk hô hấp nhẹ.

Đúc rút từ bản thân mình, các mẹ trước khi muốn con khỏi ho thì nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Nếu mẹ chắc chắn do siêu vi thì không nên cho con uống kháng sinh bởi kháng sinh không tiêu diệt được siêu vi gây ho mà ngược lại chúng sẽ gây hại cho cơ thể của con.

Tuy nhiên nếu mẹ không đủ kiến thức hoặc không chắc chắn nguyên nhân khiến trẻ bị ho nên đưa bé đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Tránh trường hợp không mong muốn xảy ra đến với bé.

Mình thường làm mật ong và quất xanh để con long đờm & giảm ho

Mình không phải bài trừ kháng sinh 100%, tuy nhiên đối với các trường hợp không cần thiết thì sẽ không dùng cho bé. Các mẹ nên tìm hiểu thật kĩ để có kiến thức cho mình trước khi quyết định áp dụng cho bé nhé.

Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.