Tôi lớn lên trong một ngôi nhà vô cùng ngăn nắp, chị tôi và tôi ai nấy đều tự dọn rửa bát dĩa của mình, dọn giường của mình mỗi sáng và không bao giờ ném rác vào góc phòng cả. Nó giống như một chủ trương chung của chúng tôi, rác ai nấy dọn.

Tôi không biết có phải do lớn lên trong môi trường đó khiến tôi muốn cái gì cũng phải ngăn nắp hay vì tôi là người nghiện ngăn nắp bẩm sinh nữa. Dù sao thì tôi muốn nhà mình luôn phải gọn gàng và sạch sẽ, con của tôi cũng biết tính tôi ra sao, tôi đã cố không làm quá hay đặt nặng vấn đề này nhưng lần nào cũng bị thất bại. Tôi biết có những người mẹ cũng tương tự tôi. Nhiều lầns tôi tự hỏi làm thế có làm cuộc sống của tôi khó khăn hơn hay không? Câu trả lời tôi tìm được là có và đã đến lúc tôi cũng như các bạn hãy thôi sống cuộc sống theo “chủ nghĩa ngăn nắp” đó đi. Lý do là vì:

1. Con nít đứa nào mà chẳng bừa bộn chứ

Tôi biết là vậy, nhưng lại không thể nào khiến bản thân tôi thả lỏng hơn về vấn đề này. Con nít lúc nào cũng chơi đùa, ăn uống, ném đồ chơi hay làm rơi thức ăn đây đó khắp cả nhà. Nguyên nhân chính tôi thường hay trễ làm hay các cuôc hẹn là vì tôi bị bản năng ngăn nắp của mình buộc phải dọn cho sạch toàn bộ rồi mới được đi.

2. Tôi cứ luôn tò tò theo sau con mình để dọn dẹp đồ đạc

Có lẽ cuộc sống của tôi sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tôi cứ thả lỏng bản thân và để chúng quậy tung lên và bày bừa khắp nơi. Nhưng làm vậy cũng chỉ khiến tôi cảm thấy khó chịu hơn khi phải sống trong cảnh bừa bộn, lộn xộn. Các con tôi không hiểu việc tôi dọn hết mấy miếng Lego đạp đau như đinh nằm vung vãi khắp sàn vì dù sao ngày hôm sau chúng cũng sẽ bày ra lại như cũ để chơi.

3. Tôi sợ rằng có một ngày tôi sẽ nhớ việc con mình bày bừa khắp nhà

Khi con tôi lớn lên và ra ở riêng với cuộc sống riêng của nó, tôi sợ tôi sẽ nhớ cảnh đồ chơi của chúng nằm mỗi nơi một cái, hay thậm chí là nhớ việc vấp vào giày của chúng và té như thế nào. Nhưng khi tôi tìm thấy quần áo dơ chúng giấu dưới gầm giường thì tôi lại thấy rất bực mình.

4. Tôi đã có thể có thời gian rảnh

Có thể tôi trông đợi quá nhiều vào cái thói quen này của mình. Thời gian tôi bỏ ra lau dọn dần dần lấn át thời gian tôi có thể bỏ ra để chơi với các con mình, hay làm việc gì đó mà bản thân tôi muốn làm, như đọc sách chẳng hạn.

5. Tôi cảm thấy xấu hổ vì căn nhà sạch sẽ quá mức cũng nhiều như những người có căn nhà dơ quá mức cảm thấy xấu hổ bởi vì chúng.

Tôi có vài người bạn ghé chơi rồi nói: “Sao nhà bồ sạch thế? Nhà tôi thì như cái bãi rác ấy, bồ làm sao hay thế?”. Tôi lại áy náy không muốn giải thích vì tôi sợ sẽ làm họ cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.

6. Các con tôi nghĩ tôi muốn chúng trở thành những người hoàn hảo

Tôi thì lại không bao giờ muốn vậy. Chỉ là tôi không nghĩ việc dạy cho chúng biết trân trọng mọi thứ là một việc làm sai, chưa đúng. Tôi không muốn cảm thấy như mình là cô giúp việc hay phải la rầy chúng hằng ngày. Tôi chỉ muốn các con trở thành người biết kiểm soát đồ đạc và môi trường sống của mình khi đã lớn lên.

7. Nếu cứ để yên, tôi cũng sẽ phát điên và dọn hết

Tôi đã từng cố thử để cho con mình chơi đùa thỏa thích trong nhiều ngày liền, và tôi cũng cảm thấy thoải mái đôi chút, nhưng rồi một ngày khi xuống lầu, tôi nhìn thấy khăn tắm và vỏ kẹo nằm khắp nhà, thế là tôi chịu hết nổi và bắt đầu lau dọn nhà cửa như một cái máy vậy.

8. Việc đó rất mệt mỏi

Dọn dẹp, lau chùi như điên dù chỉ phát hiện một hạt bụi nhỏ trên sàn hoàn toàn vắt kiệt sức của tôi, thậm chí chỉ cần lo lắng về việc nhà dơ thôi cũng đủ làm tôi thấy mệt mỏi rồi.

9. Nó khiến tôi dễ nổi cáu

Tôi muốn nhà mình sạch, nhưng tôi không muốn là người duy nhất trong nhà quan tâm và thực hiện việc đó. Nhưng các con tôi lại không hiểu điều đó, và khi tôi nhận ra chỉ có mình tôi là người còng lưng dọn dẹp cả ngày, tôi rất dễ nổi nóng.

10. Tôi là người duy nhất quan tâm

Là người duy nhất trong nhà bỏ công ra dọn dẹp rất dễ khiến người ta cảm thấy bực dọc, các con tôi thì coi việc tôi bảo chúng dọn dẹp phòng của mình như một hình phạt đó. Đó không phải là hình phạt, đó là thói quen mà người mẹ nào cũng muốn con mình phải học.

Tôi biết rất nhiều phụ huynh, nhất là các bà mẹ có cùng cảnh ngộ với mình: muốn nhà sạch sẽ nhưng lại không muốn làm mọi việc. Rất khó để cân bằng việc để cho con mình được tự do làm điều chúng muốn và việc áp đặt một khuôn khổ nhất định cho chúng.

Nhưng tôi hi vọng các bà mẹ giống như tôi sẽ dần tìm thấy cách giải quyết sự khó khăn của mình. Tôi cũng tin rằng khi các con của tôi lớn lên, dần dần các bé sẽ thay đổi và nhận thức được hơn về ngăn nắp.

(Nguồn: mom)