1. Chọn trường hay chọn cô?

Việc con được học một cô giáo tốt và hiểu rõ tính cách của con vẫn quan trọng hơn việc con được gửi ở một ngôi trường hiện đại nhưng liên tục thay đổi giáo viên hoặc giáo viên không thực sự chuyên tâm với nghề. Vì thế, thay vì để ý xem trường đạt tiêu chuẩn “mấy sao”, có gắn camera trong lớp hay không, khi đến thăm quan, tìm hiểu một ngôi trường, các mẹ hãy quan tâm đến hành xử của các giáo viên và cách họ chăm sóc, đối xử với các em bé để quyết định có cho con học ở ngôi trường đó hay không. Trực quan bản năng của các bà mẹ sẽ mách bảo bạn ai sẽ là người sẽ đối xử tốt với con mình.

chuan-bi-cho-tre-di-mam-non-4

2. Chuẩn bị tâm lý

Nhiều chuyên gia tâm lý khuyên rằng khi trẻ mới bắt đầu  đi  mẫu giáo, nên đăng ký cho con học cùng với một người bạn quen biết hoặc ở gần nhà. Có thể  sắp sếp cho con một vài ngày vui chơi cùng bạn trước khi đi học. Điều đó sẽ giúp trẻ ổn định tâm lý hơn, không có cảm giác cô đơn giữa  biển người xa lạ. Cha mẹ cũng nên cho con tham quan lớp học. Bé sẽ cảm thấy thoải mái khi được làm quen với không gian của lớp và gặp gỡ cô giáo.

Có thể khi đi học thật con sẽ vẫn khóc đòi mẹ, nhưng nếu được ở bên những người con có thiện cảm và biết cách quan tâm đến con thì con sẽ nhanh chóng thích nghi và ổn định tâm lý hơn.

Ngoài ra, mẹ nên biết rõ lịch ăn, chơi, ngủ của trường mà con sẽ học để dần dần hướng con theo thời gian biểu đó, đây cũng là một bước để giúp con không bị “sốc” khi đi học, giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe cho con. Khi con đi học, mẹ cũng nên chia sẻ kĩ những thói quen và tích cách của con với cô để giúp cô và con hiểu nhau, gắn kết với nhau hơn.

3. Rèn luyện tính tự lập cho bé

chuan-bi-cho-tre-di-mam-non-6

Cho dù trường học, cô giáo có hoàn hảo đến đâu mà bé con của bạn yếu đuối, nhút nhát, khó hòa nhập thì bé sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, vì trong một lớp nhiều học sinh (ít nhất cũng hơn 10 bạn) cô không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và cưng nựng đặc biệt một bạn nào đó. Vì thế, bé càng độc lập, càng ý thức rõ được mình đi học thì bé sẽ càng thích nghi nhanh và sớm yêu trường lớp, bạn bè.

Bé đi học sẽ phải tuân thủ theo thời khóa biểu ở trường do đó cha mẹ nên tham khảo lịch sinh hoạt ở trường trước và cố gắng rèn cho bé theo giờ giấc đã đề ra. Ví dụ có những bé dưới 2 tuổi thường có giấc ngủ buổi sáng lúc 10g, mẹ có thể giúp bé tỉnh bằng cách cho bé đi dạo chơi bên ngoài, hoặc cho bé ăn trưa sớm hơn để bé có thể ngủ trưa sớm thay vì ngủ 2 giấc ban ngày. Việc ngủ sớm buổi tối và dậy sớm buổi sáng sẽ rất quan trọng, giúp bé theo được lịch sinh hoạt mới.

Các bé cũng nên được rèn để chủ động khi đi vệ sinh và đi đúng nơi quy định. Bé bỏ được thói quen dùng bỉm trước khi bắt đầu đi học là tốt nhất. Với các bé đã biết nói, cha mẹ nên rèn cho bé thói quen bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình, trò chuyện cởi mở với những người xung quanh, như vậy bé sẽ dễ dàng tâm sự với người lớn những điều xảy ra ở lớp. Bé có thể tự xúc ăn được là một điểm cộng cho hành trang chuẩn bị đi học.

4. Chuẩn bị “hành trang” cho con

chuan-bi-cho-tre-di-mam-non-9

Hành trang của con đơn giản là một chiếc ba lô, và chiếc ba lô này sẽ thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ với con. Mẹ nên quan sát độ rộng tủ để đồ của con ở lớp để mua ba lô cho phù hợp. Nhiều bạn mua ba lô không để vừa ngăn tủ ở lớp nên rất phiền phức cho con. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nếu bố mẹ để ý một chút sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi đến lớp. Mẹ không nên ghi trực tiếp lên ba lô của con vì sẽ khó thay đổi những thông tin ghi trên đó khi bé chuyển lớp mới, trường mới. Nhất thiết phải có địa chỉ, số điện thoại của bố hoặc mẹ và người thân ở gần trường bé nhất. Không nên ghi quá nhiều số điện thoại.

Mẹ hãy chuẩn bị cho con ít nhất 2 bộ quần áo theo mùa, khăn thấm mồ hôi, quần chip, tất… và thêm bỉm nếu con còn dùng bỉm. Cuối cùng, mẹ hãy cất vào ba lô của con một người bạn thú bông, hoặc đồ chơi mà con thích nhất, “người bạn” này sẽ an ủi con rất nhiều khi con đi học.

Cho bé mang theo một món đồ vật mà bé yêu thích: búp bê, gấu bông, mền ghiền, gối ghiền…giúp cho bé cảm thấy an tâm, đỡ lạc lõng (nhưng chỉ nên giới hạn trong 1 tuần đầu tiên)

Hãy dành chút thời gian ở lại bên bé trong ngày đầu tiên đi học. Đừng bỏ trốn hay lẻn ra về mà hãy ôm hôn bé, chào tạm biệt. Không nhất thiết đề cập bé sẽ học trong bao lâu, mấy giờ đón, mà chỉ cần nói với bé là bạn sẽ đón bé đúng giờ và chúc bé học vui vè. Không nên tỏ ra quá “bịn rịn” hay đứng ngoài cổng nhìn vào lớp học. Đôi khi sự hiện diện của bạn sẽ gây khó khăn cho bé trong việc hoà nhập vào môi trường mới.