1. Đeo cho bé một chiếc yếm quanh cổ

Yếm là vật dụng hữu ích giúp các mẹ không vương thức ăn trên quần áo của bé trong suốt bữa ăn. Nhưng không nên buộc yếm quá chặt vào cổ bởi nó sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Nên chọn chiếc yếm ăn càng to càng tốt, để tránh dây bẩn ra quần áo của bé và các vật dụng khác. Bạn có thể chọn loại yếm không thấm nước để tránh gây thấm ướt vào quần áo của bé

Yếm ăn cho trẻ sơ sinh

Yếm ăn là vật dụng hữu ích giúp bạn tránh làm thấm ướt quần áo của bé

2. Bắt đầu cho bé ăn

Khi đói, bé thường mở miệng to và chỉ về nơi đặt muỗng và bát. Khi đó, bạn hãy lấy cho bé 1 muỗng nhỏ và cho bé ăn. Sau đó, hãy chờ cho bé nuốt hết trước khi bạn bắt đầu cho bé ăn thêm muỗng tiếp theo. Trẻ nhỏ khi mới thay đổi từ chế độ bú sữa mẹ sang chế độ ăn có thức ăn đặc, bé sẽ ăn rất ít, thường chỉ là một đến một vài muỗng thức ăn. Nhưng bạn đừng lo lắng về điều đó, hãy cho bé ăn đều đặn, dần dần bé quen sẽ ăn nhiều hơn.

Trẻ tập ăn

Khi cho bé ăn, hãy cho bé ăn đều đặn, dần dần bé quen sẽ ăn nhiều hơn

3. Cho bé uống nước đều đặn

Cứ khoảng 5-10 miếng, bạn nên cho bé uống nước. Đưa cốc lại gần miệng bé nhẹ nhàng, và cho bé uống khoảng 1-2 ngụm mỗi lần. Tốt nhất là khi thấy bé muốn uống nước thì nên cho bé uống ngay.

4. Hãy để mắt xem bé sẽ với lấy những gì.

Trẻ nhỏ thường rất tò mò những thứ xung quanh, nên các bé thường có xu hướng với lấy tất cả những thứ trong tầm tay, bao gồm cả bát thức ăn, muỗng, chén, cốc tập uống và thậm chí cả bạn. Bé cũng rất thích nghịch và thả đồ vật mà bé có trong tay xuống đất. Vì thế, nếu bạn cho bé nghịch thứ gì đó trong lúc ăn, hãy chọn những đồ vật không gây hại cho bé và mềm hoặc khó vỡ.

Cho trẻ ăn đúng cách

Những đồ vật khó vỡ sẽ tránh gây hại cho bé

5. Hãy để bé giúp bạn!

Trẻ khi lớn hơn một chút có thể tự ăn. Với những bé còn quá nhỏ, cũng có thể tự giữ được chiếc thìa hoặc cốc trong khi bạn cho bé ăn. Bạn nên để bé tự làm những gì bé có thể, miễn là không gây quá nhiều phiền toái cho bạn.

6. Biết khi nào là đủ!

Nếu em bé quay đầu đi, rên rỉ hay khóc, đẩy đi những muỗng thức ăn hoặc nhè thức ăn ra,… điều đó có nghĩa là bé đã thấy no và không muốn ăn nữa. Lúc đó,  hãy đưa bé ra chỗ khác hoặc cho bé một thứ đồ để bé nghịch và dọn dẹp bữa ăn.

7. Ghi lại những bữa ăn của bé

Nhiều bậc cha mẹ thường ghi lại bữa ăn của con, những gì đã cho bé ăn, khi nào, bao nhiêu. Đó là một cuốn nhật ký thực sự hữu ích cho bạn sau này, giúp bạn ghi nhớ xem những chất có thể khiến bé nhà bạn bị dị ứng thực phẩm, hữu ích nếu bạn phải chăm sóc nhiều đứa trẻ cùng lúc và rất thuận tiện để bạn có thể theo dõi chế độ ăn kiêng đặc biệt của trẻ.

Bản ghi nhớ ăn uống cho bé

Bảng ghi nhớ thục đơn giúp bạn điều chỉnh dinh dưỡng cho bé hợp lý

Hy vọng những chỉ dẫn nhỏ của chúng tôi trên đây sẽ giúp các bạn nuôi dạy bé tốt hơn.