Ép con ăn

Theo Kidsme cho biết, hầu hết cha mẹ trên thế giới đều muốn ép con mình ăn thật nhiều bằng biện pháp vật lý hay tâm lý. Trong các trường hợp đó, trẻ thường có tâm lý kháng cự lại bằng cách ăn ít đi hoặc không ăn nữa. Thậm chí bé có thể bị ấn tượng cảm xúc tiêu cực như xấu hổ (khi cha mẹ khen đứa bé khác ăn giỏi hơn), tội lỗi (khi cha mẹ trách móc vì phí phạm thức ăn) và sợ hãi (khi bị la mắng hay trừng phạt).

Các chuyên gia cảnh báo trẻ bị ép ăn dễ hình thành những thói quen ăn uống không lành mạnh. Khảo sát của giáo sư Raj Raghunathan, Đại học Texas, Austin, ghi nhận gần 100% người từng bị ép khi ăn lúc còn nhỏ đều bị tổn thương về những mặt tinh thần. Hơn 20 năm trôi qua kể từ thời điểm bị ép ăn nhưng mỗi người đều nhớ rất rõ cái cảm giác khó chịu, đau đớn. 55% số người tham gia cho biết họ có triệu chứng như đau dạ dày, trong khi 20% số người nói rằng đã nôn ọe khi bị ép ăn.

Hay than vãn, kêu ca với con

Rất nhiều bậc phụ huynh có thói quen hay than thở trước mặt con cái mỗi khi gặp những chuyện khó khăn, bực mình, không vừa ý trong cuộc sống hằng ngày, dù đó chỉ là những chuyện rất đỗi bình thường như việc tắc đường, đi làm muộn, công việc chồng chất chưa giải quyết xong..

Tất cả đều được giải tỏa khi về nhà và thói quen tưởng như vô hại này lại khiến trẻ lưu giữ trong bộ nhớ và học theo điều đó rất nhanh. Và lần sau nếu trẻ gặp phải những tình huống tương tự như thế, trẻ sẽ có xu hướng phản ứng gay gắt như cha mẹ chúng đã từng làm.

Luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của con

Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng nhiều người phạm sai lầm khi đáp ứng mọi sự đòi hỏi của con vì nghĩ rằng đó là hành động chứng tỏ tình yêu thương với con. Thế nhưng sự chiều chuộng con theo cách này chỉ khiến trẻ trở nên thụ động và khó bảo và khó tự lập hơn sau này.

Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng nhiều người phạm sai lầm khi đáp ứng mọi sự đòi hỏi của con vì nghĩ rằng đó là hành động chứng tỏ tình yêu thương với con. Thế nhưng sự chiều chuộng con theo cách này chỉ khiến trẻ trở nên thụ động và khó bảo và khó tự lập hơn sau này.

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ nên dạy cho trẻ chính là tính tự lập ngay khi trẻ còn nhỏ bằng cách dạy cho trẻ độc lập trong suy nghĩ và hành động để trẻ tự tin thể hiện quan điểm và cha mẹ cũng cần tôn trọng những ý kiến của trẻ đưa ra.