Vậy thai nhi 32 tuần có cân nặng và kích thước thế nào mới đạt chuẩn? Trong giai đoạn này, mẹ và bé có những thay đổi gì? Mời bạn tham khảo những thông tin sau đây.

Kích thước và cân nặng của thai nhi 32 tuần tuổi

Bước vào giữa giai đoạn của tam cá nguyệt thứ 3 – tam cá nguyệt cuối cùng của hành trình 40 tuần thai, bé sẽ có nhiều thay đổi và sự phát triển nhảy vọt. Tuần thứ 32 là một cột mốc quan trọng của thai kì mà các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Cân nặng của thai nhi 32 tuần đạt chuẩn vào giai đoạn này là 1700 – 1800 gram và dài khoảng 42 – 43cm. Kích cỡ của bé  tương tự một trái bí ngô.

Hết tuần thứ 32, mẹ có cảm giác mình đang mang một trái bí ngô vàng trong bụng không?

Ảnh hưởng của mẹ tới chỉ số cân nặng của thai nhi 32 tuần tuổi

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ đến các chỉ số phát triển của trẻ. Chính vì vậy, bước vào tuần thứ 32, mẹ bầu cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng cân bằng, duy trì thời gian nghỉ ngơi khoa học và vận động hợp lý.

Đây là thời gian mà em bé phát triển cân nặng rất nhanh. Do đó, mẹ bầu cần xây dựng khẩu phần ăn với đầy đủ dưỡng chất như: protein, canxi, sắt, chất béo, kẽm, khoáng chất và các loại Vitamin.

Nếu trong thời kì này, mẹ bầu không được ăn uống đầy đủ, phải vận động quá sức hoặc liên tục lo lắng, stress thì thai nhi trong bụng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng phát triển chậm. Bé sẽ không có được cân nặng và kích thước đạt chuẩn.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số phát triển của thai nhi

Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng không nên ăn uống, “bồi bổ” quá nhiều mà lại không chịu vận động. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng tiểu đường thai kì khiến thai phát triển quá mức. Mẹ cần kiểm soát cân nặng của mình, không nên để cân nặng tăng quá 15kg.

Thai nhi phát triển quá mức ảnh hưởng như thế nào?

Thai phát triển quá mức là tình trạng các chỉ số của bé vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép về cả kích thước và cân nặng. Bước vào tuần thai thứ 32, khi siêu âm nếu bạn phát hiện cân nặng của thai nhi 32 tuần vượt quá 2200gram thì rất có thể thai nhi đã phát triển quá mức.

Thai nhi phát triển quá mức ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Phần lớn các mẹ nghĩ rằng: “Em bé sinh ra có cân nặng càng lớn thì sau này càng dễ nuôi và khỏe mạnh”. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bác sĩ sản khoa đã khẳng định, trẻ sơ sinh quá to sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng của thai phát triển quá mức tới sức khỏe của mẹ

Cân nặng của thai nhi 32 tuần lớn quá mức sẽ khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, dễ bị phù chân nên gặp khó khăn đi lại trong suốt thai kì. Ngoài ra, khi thai quá to, mẹ bầu sẽ rất dễ mất ngủ, khó thở vì áp lực đè nén quá lớn.

Phần lớn, trong tình huống này, mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định sinh mổ. Bởi lẽ, nếu sinh thường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến cho sản phụ. Mẹ bầu sẽ phải cắt mở rộng tầng sinh môn để đưa được em bé ra ngoài. Việc mất máu quá nhiều cũng như thời gian sinh quá lâu khiến sản phụ đối mặt với nhiều rủi ro trong khi “vượt cạn”.

Thai nhi phát triển chậm nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng thai phát triển chậm trong tử cung (IUGR) là hay còn được gọi là suy dinh dưỡng thai nhi, suy nhau thai, thai nhỏ so với tuổi thai. Đây là tình trạng thai nhi kém tăng trưởng, có chỉ số về kích thước và cân nặng nhỏ bình thường.

Đến tuần thứ 32, nếu cân nặng của thai nhi 32 tuần vẫn nhẹ hơn 1500 gram thì 80% là thai nhi phát triển chậm. Tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân như: cơ địa người mẹ quá yếu, chế độ dinh dưỡng trong thai kì không đầy đủ, mẹ thường xuyên lo âu, căng thẳng, mất ngủ trong thời gian dài.

Mẹ bầu cần siêu âm định kì để có thể phát hiện ra thai phát triển chậm sớm nhất

Ảnh hưởng của thai phát triển chậm tới sức khỏe của bé

  • Nguy cơ tai biến khi còn trong bụng mẹ khá cao.
  • Thai dễ bị chết lưu, tử vong khi vừa sinh.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
  • Dễ bị sinh non và phải nuôi trong lồng kính.
  • Hệ miễn dịch của trẻ rất kém, dễ mắc các bệnh thông thường.
  • Trẻ bú mẹ rất ít và thường xuyên bỏ bú.
  • Mắc các bệnh về não.
  • Trẻ nhận thức chậm, có di chứng về thần kinh.
  • Dễ mắc các bệnh về tim (tim bẩm sinh).
  • Chỉ số Apgar thấp, số lượng hồng cầu cao bất thường.

Mẹ bầu ăn uống không ngon miệng chính là nguyên nhân làm thai nhi chậm tăng cân, tham khảo thêm tại đây, sản phẩm sữa tốt cho bà bầu

32 tuần tuổi thai nhi đã biết làm gì trong bụng mẹ?

Đây được coi là tuần bé bắt đầu “tăng tốc” để đạt được cân nặng tốt nhất. Bước vào tuần thứ 32, bé có được phản xạ nuốt một cách thành thục, hệ tiêu hóa cũng đang dần hoàn thiện.

  • Bé có thể nuốt nước ối và bắt đầu thải ra phân su – một chất dính màu đen.
  • Bé đã biết ”tè dầm”. Trung bình mỗi ngày, bé sẽ bài tiết khoảng 500ml nước tiểu trong túi ối của mẹ.
  • Giai đoạn này bé rất nghịch ngợm, thường xuyên đạp và nhào lộn trong bụng mẹ. Đó cũng là lý do khiến mẹ mất ngủ liên tục.
Thai nhi 32 tuần tuổi khá nghịch ngợm và đã có thể quay đầu
  • Nếu mẹ bầu ra ngoài đi chơi, đi dạo trong thời tiết nắng to, thai nhi có thể cảm nhận được luồng ánh sáng này.
  • Mắt của bé đã bắt đầu có thể nhắm và mở.
  • Bé vẫn đang “thực hành” bài tập hít thở để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài.
  • Điều kì diệu là từ tuần thai này, bé có thể ngủ mơ và bắt đầu quay đầu để thuận tiện cho hành trình ”vượt cạn” của mẹ.

Tìm hiểu thêm tại đây: Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu, ngôi thai ngược là gì?

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi bước vào tuần thai kì thứ 32?

Những thay đổi về thể chất của mẹ bầu

  • Trong tháng này, mẹ bầu có thể tăng lên từ 1,2 – 1,7kg.
  • Thai phụ thường có cảm giác khó thở do bụng đã khá to, phổi và cơ hoành bị chèn áp.
  • Axit dạ dày có xu hướng tăng lên, vì thế mẹ bầu sẽ thường xuyên bị khó tiêu, ợ nóng và trào ngược axit. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa hãy chi ra làm 6 – 7 bữa nhỏ.
Bước vào tuần thứ 32 mẹ bầu có thể bị phù chân
  • Chân của mẹ bầu có thêm một số dấu hiệu mang thai như: bị phù nước, tĩnh mạch bị giãn ra. Khi đó, hãy gác cao chân và ngồi nghỉ ngơi ngay nếu chân bắt đầu nhức mỏi.
  • Mẹ bầu luôn cảm thấy nóng trong dù ngoài trời nhiệt độ khá thấp và mọi người đều vẫn thấy lạnh.

Những thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ bầu

Tâm lý của mẹ bầu đã vững vàng hơn khi so với giai đoạn thai nhi 3 tháng đầu. Nỗi lo xảy thai, sự mệt mỏi trong giai đoạn ốm nghén của thời kì tam cá nguyệt thứ nhất đã không còn. Mẹ bầu có tâm lý thỏa mái hơn, hào hứng và mong mỏi ngày đón con yêu chào đời.

Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn mang thai nên các mẹ bầu vẫn khá nhạy cảm. Cảm xúc vui buồn thất thường, “sớm nắng, chiều mưa” là những điều không thể tránh khỏi.

Theo dõi những chỉ số và thay đổi của bé đặc biệt là cân nặng thai nhi 32 tuần là điều hết sức quan trọng. Hi vọng rằng, bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để hành trình “vượt cạn” thật thành công và thuận lợi.

Tham khảo thêm bài viết: Các cuốn sách cho người lần đầu làm mẹ hữu ích nhất

Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe.