Rất nhiều mẹ bỉm sữa cho bé ti mẹ hoàn toàn từ khi mới sinh, dẫn đến bé không quen ti bình, việc tập cho bé quen với bình sữa là rất khó khăn, bé không chịu bú bình. Không ít mẹ bỉm sữa đã giơ tay đầu hàng mà quyết định nghỉ hẳn việc, đợi con cai sữa mới đi làm lại. Một số mẹ khác thì đã thành công trong việc luyện cho bé bú bình, vậy bí quyết của các mẹ đó là gì?
CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ KHÔNG CHỊU BÚ BÌNH
Khi bé bú sữa, mẹ hãy tạm tránh đi nơi khác
Khi mẹ ở ngay đó, tất nhiên bé sẽ chỉ đòi ti mẹ mà nhất định không chịu bú bình sữa. Vì vậy, khi đến giờ cho bé uống sữa, tốt nhất các mẹ nên nhờ bố hoặc bà cho bé uống sữa. Có thể ban đầu bé cũng nhất quyết không chịu bú bình nhưng khi đã đói cộng với việc không thấy mẹ bên cạnh, bé có thể sẽ nhượng bộ.
Hút sữa mẹ ra ngoài để bé bú trong bình là bước đầu để bé làm quen với bình sữa
Cho bé bú sữa bình khi bé lơ mơ ngủ
Mẹ Mèo Ú cho biết bé con nhà chị càng lớn càng hiếu động và càng tỏ ra chán ghét bình sữa, lúc bé còn thức thì bé ghét nhất việc bị “ép” bú bình. Do đó để khắc phục tình trạng bé không chịu bú bình, mẹ đã sắp xếp thời gian cho bé bú vào lúc bé chuẩn bị ngủ trưa hoặc trước lúc bé ngủ ban đêm. Khi bé đã chơi đùa mệt mỏi và lơ mơ vào giấc ngủ, mẹ nhẹ nhàng đưa bình sữa vào miệng bé, bé sẽ không phân biệt được là bình sữa hay ti mẹ, chỉ cần có dòng sữa ngọt ngào là bé sẽ bú đến no căng.
Chọn bình sữa mềm giống ti mẹ nhất
Mẹ Thuy Nguyen của bé Tiểu Hy và đa số các mẹ Việt hiện nay vote cho bình sữa Comotomo là bình sữa thần thành có thiết kế giống bầu sữa mẹ nhất. Bình sữa Comotomo có núm ti lớn và rất mềm, phủ hết miệng của bé khiến cho bé có cảm giác giống hệt như ti mẹ. Thân bình cũng được làm bằng chất liệu silicon mềm mại để bé cầm vào tưởng như đang được “nghịch” với bầu sữa mẹ.
Thiết kế núm ti lớn và rất mềm giúp bé có cảm giác như đang ngậm ti mẹ
Còn với mẹ Mèo Ú thì bình sữa Pigeon nội địa được mẹ chọn cho công chúa ở nhà. Độ mềm của núm ti tốt hơn hẳn các loại bình sữa khác mà chị đã mua. Chị cho biết sau khi “kết thân” với bình Pigeon, bé Mon nhà chị không chịu bú sữa từ bất cứ bình nào khác. Vì vậy nếu bé không chịu bú bình thì các mẹ cũng nên lưu ý chọn núm ti phù hợp với bé.
Vì bầu sữa mẹ có đặc điểm một khi căng sữa thì sữa ra ào ạt khiến cho các bé rất thích thú, nếu núm ti của bình chỉ cho tia sữa nhỏ giọt thì ngay lập tức bé sẽ đẩy ra. Các mẹ nên đổi núm ti theo size phù hợp với từng độ tuổi của bé, nếu thấy sữa phun ra vẫn chưa đủ nhiều như bầu sữa mẹ, các mẹ cũng có thể dùng kim mở rộng thêm 1 chút ở đầu núm ti.
Núm ti rất mềm nên bé rất dễ “kết thân” với bình Pigeon nội địa
Hút sữa mẹ ra dự trữ trong tủ lạnh hoặc chọn loại sữa công thức có vị giống sữa mẹ nhất
Nếu bé đã quen vị sữa mẹ, việc đổi sang sữa công thức sẽ khiến bé nhận ra ngay sự khác biệt và dẫn đến tình trạng bé không chịu bú bình. Vì vậy, các mẹ nên hút sữa và trữ sẵn sữa mẹ để khi các mẹ đi làm, người ở nhà có thể giúp cho bé bú sữa mẹ từ bình. Dù sao, so với sữa công thức, sữa mẹ hút ra vẫn được đánh giá là tốt hơn cho trẻ.
Còn nếu mẹ bị mất sữa vì lý do nào đó? Cũng không ít mẹ gặp phải tình trạng này, đôi khi chỉ vì vô tình ăn phải một thức ăn nào đó cũng có thể gây mất sữa, căng thẳng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất sữa. Thôi, chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này trong 1 chủ đề khác nhé. Nếu bạn mất sữa, trước mắt hãy tìm cho bé một loại sữa công thức có vị nhạt tương tự sữa mẹ nhất có thể. Một số sữa công thức có vị giống sữa mẹ mà các mẹ bỉm sữa trong hội Gà Con 2017 đã bình chọn là sữa Meiji, sữa Physiolac, sữa Glico, sữa Nan Nga,…
Sữa Physiolac có vị nhạt và mát giống như sữa mẹ
NGUYÊN NHÂN BÉ KHÔNG CHỊU BÚ BÌNH
- Bé có đang ở trong “tuần khủng hoảng” hay không: các mẹ đã từng nghe nói đến tuần khủng hoảng của bé hay chưa, giới chuyên gia vẫn gọi là “wonder week”. Đó là thời điểm các bé nhận thức thêm một điều gì mới mẻ, nhưng bé chưa kịp thích ứng với nó, điều đó khiến bé cảm thấy sợ và trở nên nhõng nhẽo, chỉ muốn tìm sự che chở trong vòng tay và bầu sữa ấm áp của mẹ. Nếu bé đang ở trong giai đoạn này, mẹ hoặc bố hãy dành thời gian ở bên cạnh bé, tạo cho bé cảm giác an toàn trở lại
- Bé đang mọc răng: những chiếc răng sữa đầu đời khiến bé khó chịu đôi khi là phát sốt, bé trở nên lười ăn, bé không chịu bú bình, thậm chí bé còn từ chối cả ti mẹ chứ đừng nói đến ti bình, đây là điều rất thường gặp. Nên vào giai đoạn này, bạn hãy tìm cho bé một loại bình sữa cho ti thật mềm để tránh làm đau nướu của bé nhé.
Thiết kế núm ti thật mềm là tiêu chí lựa chọn hàng đầu để bé làm quen với bình sữa
- Bình sữa của bé có vấn đề: ồ, đây là điều mà một số mẹ bỏ qua đấy, có bao giờ bạn thật sự kiểm tra bình sữa của bé cưng? Bình sữa hay núm ti sử dụng quá lâu sẽ có một mùi khó chịu, có thể bạn không nhận ra nhưng thính giác cực nhạy của bé sẽ phát hiện ra ngay. Vì vậy bạn hãy lưu ý vấn đề vệ sinh, tiệt trùng và bảo quản bình sữa. Đồng thời bạn cũng phải thay núm ti khoảng 3 tháng một lần, thay bình sữa mới nếu bạn cảm thấy bình sữa cũ của bé có bất cứ vấn đề gì.
TỔNG KẾT VỀ VẤN ĐỀ CON KHÔNG CHỊU BÚ BÌNH
Các mẹ bỉm sữa trong hội Gà Con cho hay, chìa khóa quan trọng nhất để giải quyết vấn đề bé không chịu bú bình chính là thời gian. Ngay lập tức bắt bé phải chấp nhận bình sữa là điều rất khó. Việc tập cho bé quen với bình sữa là cả một “cuộc chiến” cần sự kiên nhẫn, tiến hành từng bước một, vì vậy bạn hãy bắt đầu nó càng sớm càng tốt, đừng đợi đến sát ngày bạn phải đi làm thì mới cho bé làm quen với bình sữa.
Cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến với các bé mà còn có thể là cuộc chiến với cả những người xung quanh. Mẹ Mèo Ú cho biết, chị xác định 6 tháng sẽ đi làm lại nên khoảng 3 tháng, chị đã kết hợp song song cho bé vừa bú mẹ trực tiếp vừa hút sữa ra bình cho bé bú để bé làm quen sớm với bình.
Chị cũng nói, thật sự ban đầu chị vấp phải nhiều ý kiến phản đối của mọi người xung quanh, hầu hết đều cho rằng việc chị hút sữa ra bình cho bé bú là không nên, như vậy làm mất chất trong sữa, làm bé không quen ti mẹ, thậm chí có người còn nghĩ rằng chị sợ “xấu” nên mới hút sữa cho bé bú bình. Bí quyết của chị là “chỉ giải thích với những người cần giải thích, còn những người khác thì chỉ mỉm cười cho qua, mình không hơi đâu giải thích cho tất cả!”. Nhờ đó, bé được 6 tháng, chị dễ dàng gửi bé ở nhà để bà ngoại chăm sóc còn chị thì trở lại làm việc, cùng chồng xây dựng kinh tế gia đình.
Để bé chịu kết thân với bình sữa như thế này là cả một “cuộc chiến” đối với mẹ Ú và nhiều mẹ bỉm sữa khác
Với những chia sẻ về nguyên nhân, giải pháp khi bé không chịu bú bình đến từ các mẹ được Shoptretho tổng hợp lại bên trên, mong rằng bạn sẽ thành công trong cuộc chiến nuôi dạy bé!