Thị lực: Khi thị lực của bé đã tiến bộ lên một chút, hãy treo trước mặt bé những đồ vật nhiều màu sắc để bé nhìn. Di chuyển những đồ vật đó chầm chậm từ sau ra trước mặt bé, xa khoảng 25-30 cm. Sau đó di chuyển những đồ vật này lên và xuống để mắt bé có thể dõi theo. Để giúp bé theo dõi những đồ vật tốt hơn. Hãy làm cho những đồ vật đó tạo ra âm thanh để kích thích bé có một lý do khác để nhìn theo.

 

– Cơ thể: Để chắc chắn bé nhận được đủ sữa mẹ hay không, bố mẹ nên nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia có thể đề nghị gia tăng thêm chất dinh dưỡng, đặc biệt nếu em bé ngủ suốt trong giờ bú, đó có thể là nguyên nhân làm cho bé không tăng cân.

 

– Khả năng tự điều khiển: Khi bé cố gắng để vươn tới và tóm lấy những đồ vật, hãy để một số đồ vật trong tầm tay để bé dễ dàng nắm bắt được như lúc lắc nhiều màu, thú nhồi bông nhỏ hay những vòng tròn nhựa có treo đồ vật. Di chuyển những đồ chơi này thật chậm để gây cho bé sự chú ý. Sau đó giúp bé có thể tiếp xúc khi cố gắng nắm lấy.

 

– Khả năng phát âm: Khi bé bắt đầu phát âm, bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để “trao đổi” với bé. Nói chuyện với bé sau đó dừng lại và chờ đợi bé cố gắng phát âm. Khi bé phát âm, hãy bắt chước phát âm lại những âm tiết bé tạo ra với một âm độ cao hơn và náo nhiệt hơn. Nếu bạn lặp lại những âm thanh đó càng nhiều thì bé sẽ bắt đầu nói càng nhiều.


– Làm quen với môi trường: Bạn có thể giảm thiểu sự xa lạ và dễ bị kích thích của bé bằng cách quan sát “ngôn ngữ” cơ thể của bé như khi bé căng các cơ tay và chân, cách biểu lộ cảm xúc trên các cơ mặt. Bé sẽ nói cho bạn biết bé vui đùa đủ và cần thời gian để nghỉ ngơi do hoạt động liên tục, nhiều người vây quanh bé.


– Cảm nhận chính xác của xúc giác: Chơi trò cù vào người giúp bé đánh thức nhiều hơn nữa sự nhạy cảm của da. Đó là qua sự tiếp xúc khác nhau trên bề mặt da, nhiệt độ và vuốt ve. Tìm ra hai đồ vật một mềm và một cứng như miếng gỗ và cái gối, một nhẵn và một xù xì như khăn tắm và chăn, một ấm và một lạnh như đồ chơi bằng nhựa và bàn tay mẹ. Đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng cọ những vật thể đó lên bụng bé và nói với bé về chúng sau đó xem phản ứng của bé ở ánh mắt, mặt và cơ thể.

 

– Tính nhịp nhàng: Bạn có thể giúp bé điều chỉnh cơ thể sinh hoạt một cách điều độ. Làm theo những gì mà đồng hồ sinh học của bé thiết lập nên lúc ban đầu, nhưng nên đánh thức bé dậy đúng giờ để bú hay vui chơi. Đặt bé vào nôi đúng giờ nghỉ ngơi sau khi bú hoặc giờ ngủ. Hãy giúp bé thiết lập một qui trình sinh hoạt đều đặn nếu bé không thể thức dậy, đi ngủ và bú đúng giờ.

 

– Giảm tiếng khóc: Nếu khóc ít hơn, bé không còn khó chịu và cáu kỉnh. Bạn có thể cố gắng “làm ngơ” trước những đòi khỏi khó chịu của bé bằng những đồ chơi hấp dẫn, một khuôn mặt vui vẻ hay bế bé đi chỗ khác. Nếu bạn ngăn được những cơn khóc quấy nhiễu của bé, bạn có thể ngăn được những cơn giận, stress cho chính mình.