1. Nguyên nhân nào dẫn đến việc bé hay bị Cảm – Ho – Sổ mũi khi giao mùa

Như các mẹ đã biết, ở nước mình có khí hậu rất khắc nghiệt, với thời tiết khi giao mùa không khí nóng lạnh và thay đổi thất thường tạo điều kiện thích hợp cho các loại siêu vi gây bệnh phát triển mạnh mẽ với tốc độ gấp 3 lần. Hãy nên đặt yếu tố phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa lên trên hàng đầu. Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết đột ngột, lúc mưa lúc nắng, lúc hanh khô, lúc ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho các loài siêu vi gây bệnh phát triển.

Khí hậu nước mình thay đổi thất thường nên bé dễ bị cảm

Trong khi đó, cơ thể của bé chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này, sự mất thân nhiệt ổn định khiến sức đề kháng của trẻ bị giảm mạnh. Và sự lây nhiễm siêu vi từ không khí, đồ chơi bé cầm nắm, cầu thang trượt,…. sẽ xâm nhập vào trẻ khiến trẻ thường bị Cảm – Ho – Sổ mũi tăng cao khi giao mùa.

Trong những giai đoạn giao mùa, phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa được biết đến như là một điều luôn có ở trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là các khu vực có môi trường ô nhiễm lớn

2. Qúa trình trẻ bị cảm – ho – sổ mũi

Mình được học 1 lớp của Bác sỹ Nguyễn Trí Đoàn ở phòng khám Victoria Healthcare về quá trình trẻ bị cảm – ho – sổ mũi đến khi chấm dứt như sau:

Trong một đợt cảm –ho – sổ mũi do siêu vi thường trẻ sẽ chảy nước mắt, nghẹt mũi kéo dài khoảng 10 đến 15 ngày.

Giai đoạn đầu bé sẽ ho khan, ho ít tầm 4-5 ngày

Giai đoạn tiếp theo, hệ thống niêm mạc trong đường thở cổ họng, phế quản,… sẽ tiết ra đờm để tiêu diệt siêu vi và tần suất ho sẽ tăng dần, bé ho rất dữ dội tầm 5-7 ngày và đây cũng là lúc trẻ sắp hết hơn ho. Chính vì vậy khi mẹ thấy biểu hiện bé ra đờm xanh, đờm vàng và ho sộc đờm chính là khoảng thời gian bé sắp hết bệnh chứ không phải bị nặng hơn như mọi người lầm tưởng. Khi phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa bạn có thể tự tin cho bé đi chơi hoặc tham gia các chỗ đông người một cách thoải mái.

Mỗi chu kì trẻ bị cảm – ho – sổ mũi sẽ lặp đi lặp lại như vây, đối với những bé trên 3 tháng mẹ nên theo dõi bệnh tình của con và không nên cho uống kháng sinh vội. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con sau này.

3. Cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa tránh các bệnh cảm – ho – sổ mũi

Đối với trẻ bị ho, bố mẹ có thể cho con dùng mật ong để giảm triệu chứng ho hoặc click tại đây để tham khảo những cách trị ho đơn giản tại nhà

Nếu bé bị ngẹt mũi, mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ, chú ý không được hút bằng miệng mẹ bởi có thể miệng mẹ có virut lây sang con. Bên cạnh đó mẹ thường xuyên xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lí cho con hằng ngày để làm loãng đờm ở trong mũi.

Các phòng tránh để bé ít bị Cảm – Ho – Sổ mũi khi giao mùa

– Nên vệ sinh sạch sẽ trong nhà

Vệ sinh thường xuyên là một cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa tại nhà

Làm sạch không gian sống là cách hữu hiệu để mẹ phòng tránh Cảm – ho – sổ mũi trong giao mùa cho con. Bản thân mình thường xuyên dọn dẹp những chỗ không thường xuyên nhìn thấy như: hộc tủ, dưới gầm giường, dưới bộ bàn ghế,… để dẹp sạch ẩm mốc và siêu vi gây cảm – ho – sổ mũi.

– Mẹ cần rửa tay sạch sẽ cho bé

Siêu vi gây cảm – ho – sốt có thể lây từ đồ chơi ở trường đến tay con khi con cho tay vào miệng, chính vì vậy mẹ cần rửa sạch tay trước và sau khi ăn; khi đi chơi ở ngoài về; khi tiếp xúc những nơi công cộng: cầu thang, ghế,… Những cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa tuy đơn giản như rửa tay thôi cũng là những yếu tố phòng bệnh quan trọng trong giai đoạn này.

Mình thường xuyên rửa tay cho con

– Vệ sinh đồ chơi của con thường xuyên

Theo nghiên cứu, siêu vi có thể sống được gần 2 giờ sau khi được phát tán trên các vật dụng và đồ chơi. Chính vì vậy để phòng tránh cảm – ho – sốt  cho trẻ mẹ cần vệ sinh đồ chơi của con thường xuyên.

Mình thường vệ sinh đồ chơi cho con 1 ngày 1 lần bằng hỗn hợp bột làm từ quả bồ hòn trong những dịp giao mùa để phòng tránh cảm – ho – sốt  cho con.

– Cho bé uống nhiều nước

Bạn cần cho bé uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm – ho – sổ mũi. Cứ mỗi khi chuyển mùa, sáng dậy mình pha 1 cốc nước ấm và 2 thìa mật ong cho bé nhà mình uống giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa bằng mật ong khá tốt, tuy nhiên cần cực kì lưu ý phải là mật ong thật và chuẩn nếu không sẽ tăng lượng đường trong cơ thể bé lên rất cao đó.

Ngoài nước lọc các mẹ có thể cho con uống thêm sữa để tăng sức đề kháng

Bên cạnh đó cũng có thể tăng cường nước trà cho trẻ bởi theo nghiên cứu, các amino axit có trong trà có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch rất tốt và giúp phòng tránh cảm – ho – sổ mũi lúc chuyển mùa

– Ăn đủ chất dinh dưỡng

Ăn nhiều hoa quả

Theo nghiên cứu, Vitamin C là một chất dinh dưỡng – chất chống oxy, có khả năng làm gia tăng sự sản sinh các kháng thể mới trong cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cam là loại hoa quả tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

Ngoài ra, vitamin C cũng giúp cho cơ thể hấp thu một cách nhanh chóng các tế bào thân thiện với hệ miễn dịch. Vì vậy, vitamin C có thể giúp cơ thể bé tránh cảm – ho – sổ mũi bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Với những cách phòng bệnh tự nhiên như việc ăn uống đầy đủ luôn đem lại sự yên tâm, phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa với các loại hoa quả có sức đề kháng tốt.

Chính vì vậy mỗi khi chuyển mùa, mình thường xuyên cho con mình ăn những loại hoa quả nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi,… những loại hoa quả có tép để bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.

Mỗi ngày bé nhà mình uống 2 cuốc nước cam

– Bổ sung những dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày

Để phòng tránh tốt cho bé tránh bị Cảm – Ho – Sổ mũi khi giao mùa thì mỗi bố mẹ cần bổ sung những dưỡng chất thật tốt cho con vào những bữa ăn để tăng cường sức đề kháng. Mỗi khi phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa qua mỗi năm sẽ giảm dần vì sức đề kháng của bé cũng tăng khá nhiều trong khoảng thời gian này. Đối với những phân khúc 

Trong bữa ăn cần tăng cường những thực phẩm giàu chất đạm, protein và đặc biệt tăng cường rau xanh cho trẻ. Bên cạnh đó mẹ có thể thêm nhiều gia vị như gừng, tỏi vào bữa ăn để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. 

4. Cách bảo vệ & phòng bệnh cho bé khi đi ra ngoài

Để tránh lây nhiễm khi đi ra chỗ đông người bố mẹ nên cho con mang khẩu trang để tránh trường hợp lây chéo từ người này qua người khác

Bên cạnh đó cần giữ ấm cho trẻ ở các vùng: Ngực, chân, tay để trẻ không bị nhiễm lạnh khi chuyển mùa từ nóng sang lạnh

Luôn giữ ấm cho con mỗi khi ra ngoài khi trời lạnh

Vào những dịp thời tiết quá nóng nực mình thường những chất vải conton cho con để thông thoáng tránh siêu vi có thể phát triển trên người con. Vì bé nhà mình rất hiếu động mọi lúc mọi nơi. Đi ra ngoài chơi luôn có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt thời tiết luôn ảnh hưởng đến 40% khả năng bé có thể bị bệnh, do vậy việc phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa luôn rất được quan tâm. 

Đặc biệt trước khi ăn và sau khi ra ngoài về mình đều rửa chân tay bé sạch sẽ để tránh lây nhiễm siêu vi từ ngoài vào trong cơ thể.

Trên đây là những kinh nghiệm phòng tránh để bé ít bị Cảm – Ho – Sổ mũi khi giao mùa của bản thân mình. Các mẹ còn có những cách nào cùng chia sẻ cho nhau nhé!