1. Dành thời gian bên nhau
Các bậc phụ huynh hiện tại bận rộn với công việc nên họ rất mệt mỏi, đôi khi cảm thấy lười biếng với việc chăm sóc con cái. Những lúc như vậy, cha mẹ thường mở tivi hoặc điện thoại, máy tính bảng cho con xem để bé “giết thời gian”.
Tuy nhiên, cha mẹ nên nhớ rằng có những hoạt động, trò chơi bạn và con có thể cùng nhau tham gia, vừa giúp bạn thư giãn, cũng vừa giúp trẻ có khoảng thời gian vui vẻ. Đặc biệt, trẻ không bao giờ quên những khoảng thời gian hạnh phúc bên cha mẹ. Hơn nữa, có một nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ có mối quan hệ gắn bó với cha mẹ sẽ dễ dàng xây dựng các mối quan hệ quý giá, thân thiết ở tuổi trưởng thành.
2. Cùng nhau thưởng thức các bữa ăn
Các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng, việc thường xuyên dùng bữa với gia đình có liên hệ trực tiếp đến việc giảm tỷ lệ trầm cảm và ý muốn tự sát ở thanh thiếu niên. Những trẻ thường xuyên dùng bữa với gia đình có quan điểm lạc quan, tích cực hơn. Hơn nữa, cùng nhau ăn tối còn là cơ hội tuyệt vời để cả gia đình có cơ hội trò chuyện sau một ngày dài bận rộn.
3. Dạy trẻ biết quan tâm
Một điều quan trọng khi dạy con đó là biết quan tâm và trân trọng những gì người khác làm cho bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ biết quan tâm người khác khi lớn sẽ trở nên có ích, nhân từ và khoan dung. Không chỉ vậy, trẻ còn thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
4. Dạy trẻ biết phân tích và giải quyết rắc rối
Việc kiểm soát, dạy bảo con phải làm gì có thể sẽ khiến mối quan hệ của bạn và trẻ bị xấu đi. Hãy thử tin tưởng con của mình, để trẻ tự quyết định những việc của bé. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như mặc gì, ăn gì… Từ đó, con sẽ trở nên độc lập và biết được mình muốn gì. Hãy lắng nghe cẩn thận nếu con quyết định chia sẻ những vấn đề của mình với bạn và giúp họ lựa chọn tốt nhất.
5. Giúp con tăng cường kỹ năng giao tiếp
Những đứa trẻ giỏi kỹ năng giao tiếp sẽ hòa đồng với bạn bè và có cơ hội học cao, phát triển tương lai hơn những trẻ thiếu kỹ năng này.
6. Không nên quá căng thẳng
Các nghiên cứu kết luận rằng cảm xúc, trạng thái tinh thần của 1 người mẹ trực tiếp ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, kể cả tích cực hay tiêu cực. Vì vậy, bố mẹ tiếp xúc với con bằng tâm trạng thoải mái, để tránh “lây” cảm xúc tiêu cực cho trẻ.
7. Luôn luôn củng cố mối quan hệ với con
Bạn đối xử với con của mình thế nào thì trẻ sẽ học theo như vậy. Khi cảm nhận được tình yêu cha mẹ dành cho mình, trẻ sẽ trở nên yêu quý, gắn gó và học hỏi mọi điều nhanh hơn. Bởi vậy, cha mẹ nên dành thời gian đọc sách trước khi ngủ, tâm sự và lắng nghe con bất cứ lúc nào.
8. Không mắng mỏ, đánh con
Đánh đòn không bao giờ là cách dạy con hiệu quả. Thay vì hiểu mình đã sai, con sẽ nghĩ cách để tránh sự trừng phạt của cha mẹ. Các con có thể nói dối hoặc dùng mọi cách để không bị đánh. Không chỉ vậy, những trẻ không bị đòn roi sẽ ít bị trầm cảm, có trí nhớ và cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
9. Ghi nhớ rằng cha mẹ luôn là “tấm gương” của con
Để con cái tôn trọng và tin tưởng cha mẹ, chính cha mẹ phải thừa nhận những sai sót của bản thân. Chúng ta cần trung thực, công bằng và tôn trọng quan điểm của con.
10. Không đánh giá và luôn cổ vũ con “làm lại”
Để khuyến khích con phát triển tư duy đừng truyền cho con suy nghĩ thành công có được là nhờ khả năng tự nhiên. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích con luôn cố gắng, nỗ lực và không ngại thất bại, làm lại nhiều lần để thành công hơn trong cuộc sống.
11. Giúp trẻ đối phó với những cảm xúc tiêu cực
Trẻ em không được sinh ra với khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Các bé cần sự giúp đỡ của cha mẹ để biết cách đối phó, không bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực. Hãy cố gắng giúp con hiểu được cảm xúc của chính mình, và dạy cho trẻ cách nói về chúng.
Bạn có thể chỉ cho con một thủ thuật đơn giản để đối phó với những cảm xúc tiêu cực: Dừng lại một giây, hít một hơi thật sâu bằng mũi, thở ra qua miệng và đếm đến 5.
12. Đừng quên hài hước
Dù biết rằng việc làm cha mẹ rất khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết nhưng đừng để việc đó làm bạn mất đi tính hài hước, sự vui vẻ. Đôi khi chính sự vui vẻ, lạc quan sẽ giúp bạn đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.