Cách học bàn tính để làm toán được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Thay vì sử dụng que tính, viên bi… để tính ra phép số thì việc cho bé sử dụng bàn tính soroban là lựa chọn sáng suốt.
Tìm hiểu về bàn tính Soroban
Bàn tính soroban là loại bàn tính được người Trung Quốc phát minh từ thế kỉ 13-14. Sau đó qua thương lái, mua bán, chiếc bàn tính này du nhập vào Nhật khoảng thế kỉ thứ 16.
Ban đầu chiếc bàn tính này chỉ với cấu trúc gồm 2 hạt ở trên và 5 hạt ở dưới. Nhưng khi tiếp nhận và kế thừa thì người Nhật đã cách tân thành chiếc bàn tính với cấu trúc một hạt ở trên tượng trưng cho trời và bốn hạt ở dưới tượng trưng cho đất.
Hiện nay thông thường cấu tạo của một chiếc bàn tính gồm có một thanh ở giữa phân chia ra hai phần. Và thông thường có 10 cột hay còn gọi là gióng. Các nhà buôn thì họ thường xài loại nhiều gióng hơn. Gióng ở đây là một que tre vót tròn xiên 5 hạt gổ hoặc hạt nhựa (có khi những nhà buôn họ còn cho làm bằng xương hoặc ngà voi) 5 hạt này được chia trên thanh phân chia 4 hạt, mỗi hạt là 1 đơn vị và một hạt bên dưới là 5 đơn vị. Tính từ phải qua trái thì các gióng gồn có đó là bách phân, thập phân, đơn vị, chục , trăm, ngàn, vạn….
Cách học bàn tính Soroban như sau:
Ban đầu đưa hết các hạt lên trên, hạt dưới đưa hết xuống dưới, thanh ngăn không có hạt nào.
Thao tác bằng tay phải cần thực hiện: Để ngón cái để búng hạt từ dưới lên, bốn ngón tay còn lại để đưa hạt từ trên xuống.
Cách thực hiện và đọc các con số: Số tức là số hạt được kéo về thanh phân chia tạm gọi là ở giữa nhé: số 0 tức là gióng không có hạt nào ở giữa. Số 1,2,3 hoặc 4 tức là có 1,2,3 hoặc 4 từ trên đưa xuống giữa. Số 5 là 1 hạt từ dưới đưa lên, số 6 là một hạt dưới và 1 hạt trên… số 7,8,9 cũng tương tự.
Với công việc thể hiện số cũng như thao tác tính luôn luôn từ phải qua trái để thuận mắt người dùng.
Ví dụ muốn thể hiện 17 đồng năm xu (số 17,05) thì ta làm từ phải qua trái đó là 1 hạt dưới, không hạt, 1 hạt dưới và 2 hạt trên, 1 hạt trên.
Hiện giờ thì ta với 5 đồng mốt nhé (số 5,10): Thực hiện từ phải qua trái lấy 5 + 0 thì không thêm hạt nào. 0 +1 thì thêm 1 hạt từ trên xuống.
Đến 7+5 mới là rắc rối đây: vì không đủ 5 hạt nên ta phải mượn bên trái 1 hạt tức là 10 bằng cách cho một hạt bên trái xuống, vì chỉ mượn 5 nên bạn phải trả lai 5 bằng cách cho 1 hạt bên dưới xuống.
Trong trường hơp nếu mượn hạt bên trái nhưng không có hạt ( vì gặp số 9) thì ta mượn hạt bên trái nữa túc là hàng trăm. cũng làm tương tự…
Thực hiện liên tục như vậy cho đến hết số ta thu được Kết quả là số hạt cặp trên và dưới thanh phân chia : 22 đồng 15 xu.
Với phép Tính trừ cũng làm tương tự nhưng thay vì thêm hạt vào thì ta lấy hạt ra.
Để làm được phép nhân và phép chia thì bạn phải học thuộc bản cửu chương.
Với những ưu điểm vượt trội, bàn tính gảy Soroban ngay lập tức trở thành “chiếc máy tính hiện đại” nhất thời bấy giờ và lan nhanh sang các nước khu vực châu Á.
Ngày nay, bàn tính Soroban trở thành một công cụ tuyệt vời giúp các bé rèn luyện trí não, khả năng tư duy và làm toán siêu nhanh. Thậm chí đây là phương pháp học toán kiểu Nhật được nhiều nước trên thế giới tin chọn và đưa vào giáo dục.
Lý do cách học bàn tính Soroban trở thành một “cơn sốt”
Theo các nhà nghiên cứu, khi học toán Soroban các bé phát triển đồng đều tư duy của cả 2 bán cầu não trái và phải. Nếu như bán cầu não trái có nhiệm vụ ghi nhớ phép tính, con số thì bán cầu não phải sẽ tưởng tượng ra hình ảnh chiếc bàn tính.
Từ sự kết hợp này sẽ giúp trẻ đưa ra kết quả nhanh, chính xác mà không mất quá nhiều thời gian vào việc tính nhẩm.
Thêm vào đó, cách học bàn tính đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và liên tục của các giác quan như tai nghe, mắt nhìn, tay cảm nhận và thực hiện. Đây cũng là cơ hội để phát triển toàn diện các bộ phận thần kinh trong cơ thể trẻ cũng như hỗ trợ tuyệt đối cho sự tăng trưởng của các tế bào não bộ.