Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để có thể bảo quản sữa mẹ tốt nhất, các bạn cần thiết những thông tin bao gồm dụng cụ bảo quản, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ, thời gian bảo quản được bao lâu, cách chọn tủ trữ đông cùng một số lưu ý trong cách bảo quản sữa mẹ khi mất điện,… Cùng theo dõi nhé!
Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất cho bé
1. Dụng cụ bảo quản sữa mẹ:
Trước hết, để cách bảo quản sữa mẹ thực hiện tốt nhất, đảm bảo được độ dinh dưỡng tuyệt đối có trong sữa mẹ khi cất trữ, các gia đình nên sắm riêng cho bé yêu một chiếc tủ để bảo quản sữa.
Sau đó, vật dụng không thể thiếu đó chính là bình hoặc túi chứa sữa. Các mẹ nên ghi rõ ngày, giờ vắt sữa và xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần để thuận lợi cũng như tránh sự nhầm lẫn khi lấy sữa ra.
Bình chứa sữa Medela
Các mẹ lưu ý sử dụng sữa vắt trước để tránh tình trạng sữa cũ bị lưu lại trong tủ lâu ngày, đó sẽ là nguyên nhân làm cho trẻ bị các vấn đề về tiêu hóa. (Loại bình và túi này được bày bán tại các siêu thị của hệ thống Shoptretho trên cả nước và rất dễ để tìm kiếm).
Tiếp đó để cách bảo quản sữa mẹ được tốt nhất cho bé, mẹ cần có máy hâm bình sữa. Như chúng ta đã biết, sữa mẹ khi được lấy ra từ tủ chứa sữa sẽ tồn tại ở thể rắn. Do đó, sau khi lấy sữa ra, các mẹ cần để sữa được giã đông một cách tự nhiên rồi cho vào máy hâm bình sữa để cho sữa được ấm lên rồi mới đem cho bé dùng.
Nếu không có máy hâm bình sữa, mẹ có thể sử dụng nồi đun nước và tiến hành hâm sữa bằng cách làm ấm sữa. Tuy nhiên cách hâm sữa này không đảm bảo chất lượng sữa khi mẹ không thể kiểm soát chính xác được nhiệt độ của sữa.
Sau đây là bình sữa Medela chất lượng bạn có thể tham khảo:
2. Nhiệt độ và thời gian bảo quản sữa mẹ:
Để cách bảo quản sữa mẹ đảm bảo chất lượng sữa cho bé là tốt nhất, nhiệt độ tủ bảo quản cần được mẹ đặc biệt chú ý.
Có 2 mức nhiệt độ đối với tủ bảo quản sữa mẹ mà bạn cần biết. Một là nhiệt độ ở ngăn mát, nếu bạn chỉ cho con uống sữa của mình sau khi vắt ở khoảng thời gian trong ngày thì bạn nên cất sữa ở ngăn mát. Hai là nhiệt độ ở ngăn đá (thường là không độ), với nhiệt độ này bạn có thể bảo quản được sữa của mình từ 2 tuần, 3 tuần hoặc thậm chí là 6 tuần.
Tuy nhiên, dù có dùng tủ bảo quản sữa mẹ thì sữa để càng lâu sẽ càng mất đi mùi vị thơm ngon ban đầu. Điều đó khiến bé không vú nhiều như mọi khi. Do đó, các mẹ chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong ngày ở ngăn mát và 1 tuần ở ngăn đá để giữ được mùi thơm và đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho con yêu.
Cách bảo quản sữa mẹ – Sữa mẹ sau khi vắt cần được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất
Thêm vào đó, trong thời gian bảo quản sữa trong tủ lạnh, bạn nên hạn chế đóng, mở tủ lạnh nhiều lần. Sở dĩ, hành động tưởng chừng như đơn giản này lại làm cho nhiệt độ tủ không ổn định khiến cho sữa cất trong tủ có thể bị hư hỏng.
Để cách bảo quản sữa mẹ như mong muốn, thay vì giữ lại sữa còn thừa nếu như bé không dùng hết thì các mẹ nên đổ nó đi và vệ sinh lại bình hoặc túi chứa sữa để sử dụng cho lần sử dụng tiếp theo. Đảm bảo dinh dưỡng sữa cũng như đảm bảo hệ tiêu hóa của bé luôn được bảo vệ tốt nhất.
3. Cách bảo quản sữa mẹ – chọn tủ trữ đông:
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn một chiếc tủ chứa sữa mẹ là vô cùng cần thiết nếu muốn cách bảo quản sữa mẹ của bạn đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây, mình xin cung cấp một số bí kíp để chọn tủ trữ đông sữa mẹ mà mình đã áp dụng:
Chọn tủ đến từ thương hiệu uy tín và chất lượng. Tủ trữ đông tốt sẽ hoạt động ổn định và ít bị trục trặc hơn so với các loại tủ khác đang bày bán tràn lan trên thị trường.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ trữ đông sẽ được lâu hơn
Các mẹ nên chọn loại tủ phù hợp với túi tiền cũng như kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, không nên tham đồ rẻ mà lại ”tiền mất tật mang”.
Không nên chọn loại tủ bảo quản sữa mẹ không gây tiếng ồn lớn mà nên chọn loại tủ chạy êm, mát để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu để tủ chung phòng.
Một số lưu ý về bảo quản sữa mẹ khi mất điện:
Trong khi bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh, tủ trữ đông sẽ không tránh khỏi tình trạng mất điện. Vậy cách bảo quản sữa mẹ khi gặp phải sự cố này là gì? Hãy theo dõi những lưu ý sau để bảo quản sữa tốt nhất trong tình huống không mong muốn này nhé!
- Hạn chế mở tủ nhiều lần sau khi mất điện để tránh làm cho sữa bị giã đông nhanh hơn.
- Sử dụng những nguồn điện ngoài nếu có thể như máy phát điện. Các trường hợp cắt điện lâu 6, 8 tiếng hoặc do sự cố mất điện 1 ngày các mẹ cần có nguồn điện dự phòng cho tủ sữa, tránh hỏng cả tủ các mẹ nhé.
- Nếu được thông báo cắt điện trước đó, bạn nên cho sữa vào trung tâm tủ và để xung quanh đấy là những chai nước. Như vậy, nếu mất điện quá lâu thì những chai nước đó sẽ bị tan chảy trước và vẫn sẽ cung cấp nhiệt độ thích hợp cho sữa.
Bài viết trên đây mình đã đem đến cho các mẹ bỉm sữa một số thông tin về cách bảo quản sữa mẹ và một số lưu ý về cách bảo quản sữa sau khi mất điện. Hi vọng các mẹ sẽ thành công đem đến cho con yêu của mình những giọt sữa đảm bảo chất lượng nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!