Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị mất ngủ? Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi? Cách trị mất ngủ cho bà bầu bằng giải pháp nào hữu hiệu nhất? Bà bầu mất ngủ nên ăn gì? Hãy tham khảo những thông tin sau để có được lời giải đáp đầy đủ nhất bạn nhé!
Hiện tượng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Bà bầu mất ngủ cả đêm là tình trạng phổ biến trong 3 tháng đầu thai kì
Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kì là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Theo một nghiên cứu tổng hợp, 80% phụ nữ bước vào thời kì thai nhi 3 tháng đầu chỉ chợp mắt được 4 – 5 tiếng một ngày. Bà bầu khó ngủ lặp lại thường xuyên khiến mẹ bầu không khỏi mệt mỏi và lo lắng.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
1. Sự thay đổi của hormone progesterone
Sự thay đổi của hormone progesterone khiến những triệu chứng ốm nghén xảy ra rõ rệt và nhiều hơn. Thời điểm này, hệ tiêu tiêu hóa của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Những cơn ợ nóng, đầy bụng và táo bón bắt đầu kéo đến khiến mẹ bầu mệt mỏi, trằn trọc rồi gây ra mất ngủ.
Các mẹ cùng xem chia sẻ của mẹ Tíu cách giảm ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu nhé
2. Lo âu và căng thẳng khi làm mẹ
Được làm mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều áp lực với người phụ nữ. Trong thời điểm này, nếu tình trạng phát triển của thai nhi, vấn đề tài chính, mối quan hệ vợ chồng, công việc nội trợ và xã hội không như ý muốn sẽ khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến việc bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kì trở nên nghiêm trọng hơn.
Lo lắng, căng thẳng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở bà bầu
3. Khó khăn trong việc hô hấp
Trong kì tam cá nguyệt thứ nhất, việc hô hấp của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng bởi hormone khi mang thai. Chính vì vậy, cảm giác hít thở khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Khi thai nhi lớn dần lên, chèn ép vào cơ hoành mẹ bầu lại càng phải thở nhiều và sâu hơn để đủ lượng Oxi cho cả em bé.
Nhu cầu Oxi chỉ tăng 20% nhưng dung tích thở lại tăng đến 40%. Do đó, lượng carbon dioxyde mà bà bầu thở ra sẽ nhiều hơn bình thường trong khi lượng carbon dioxyde trong máu thì tụt thấp. Tình trạng này khiến bà bầu đôi khi có cảm giác ”ngộp thở” gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và các hoạt động hằng ngày.
4. Tiểu đêm
Trong 3 tháng đầu của thai kì, tử cung của thai phụ sẽ gây sức ép trực tiếp lên bàng quang. Ngoài ra, thận cũng phải ”vất vả” hơn 30 – 50% so với khối lượng công việc lúc chưa có bầu để lọc thêm máu. Chính vì vậy, nước tiểu và lượng urê trong cơ thể cũng tăng lên đáng kể làm mẹ bầu đi tiểu thường xuyên vào mọi thời điểm trong ngày, đặc biệt là ban đêm. Triệu chứng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu, không thể ngủ sâu hay ngủ ngon giấc.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu sẽ khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như:
- Làm cho huyết áp xuống thấp, mẹ bầu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt.
- Mẹ bầu có tâm lý và tinh thần không ổn định, hay cáu gắt và bực tức.
- Sức khỏe suy giảm, mệt mỏi, kiệt sức.
- Gặp những biến chứng sau sinh: Nghiên cứu khoa học cho thấy mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao cấp 10 lần người bình thường nếu ngủ ít hơn 5 tiếng 1 ngày.
Cách trị mất ngủ cho bà bầu
- Thay đổi tư thế ngủ:
Để hạn chế tình trạng bào thai chèn ép lên bàng quang và giảm bớt cảm giác ”ngộp thở”, thai phụ hãy thực hiện tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái, chân gác lên cao và đầu gối uốn cong. Biện pháp này sẽ giúp cải thiện sự lưu thông khí huyết, tăng lượng máu đến tim, giảm áp lực lên tĩnh mạnh và giúp mẹ bầu ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
- Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cách chữa mất ngủ cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ số phát triển của trẻ mà còn giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, bác sĩ sản khoa khuyên rằng: mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B như: chuối, hạt điều, bơ, cà chua, rau xanh, đậu đỗ và ngũ cốc nguyên cám.
Hãy chia nhỏ các bữa ăn của bạn và không nên ăn no vào buổi tối để tránh bị khó tiêu, đầy bụng. Hạn chế đồ uống có đường và gar, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích. Tuân thủ các “quy tắc vàng” này, giấc ngủ của bạn trong giai đoạn thai kì chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Chế độ tập luyện và nghỉ ngơi:
Yoga là một biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng khó ngủ khi mang thai
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng hay yoga cho bà bầu có tác dụng rất tốt chữa mất ngủ cho bà bầu. Chính vì vậy, mẹ bầu nên xây dựng cho mình một kế hoạch luyện tập tại nhà và áp dụng thật đều đặn. Lưu ý rằng, bài tập này không nên thực hiện sát giờ đi ngủ.
Ngoài ra, những giấc ngủ ngắn trong ngày (khoảng 30 – 60 phút vào buổi sáng và trưa) cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Để có giấc ngủ sâu và ngon hơn, hãy ngâm chân bằng nước ấm, thêm vào một chút gừng và muối. Hạn chế xem tivi và dùng điện thoại quá lâu khi sát giờ ngủ, thay vào đó, mẹ bầu hãy tận hưởng những bản nhạc êm ái.
Chọn gối ngủ cho bà bầu loại thích hợp để dễ dàng đi vào giấc ngủ và hạn chế tình trạng mỏi cổ mỏi lưng.
Hi vọng rằng những thông tin phía trên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu và có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc bản thân cũng như ”thiên thần nhỏ” trong bụng mình.
Các mẹ hãy chú ý để luôn khỏe mạnh nhé.