Mang thai là quá trình nhạy cảm, mẹ bầu dễ bị thiếu hụt nhiều thứ như Sắt, Canxi ….. Khi mang bầu, nhiều mẹ cảm thấy chóng mặt, hay bị choáng váng, môi tái nhợt… đó có thể là một trong những nguyên nhân của thiếu máu trong thai kì.
Thiếu máu có nguy hiểm? có ảnh hưởng tới thai nhi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút nhé!
Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu?
Mang thai, nhất là từ tháng thứ 3 trở đi, khi bé bắt đầu lớn hơn nhiều, máu mẹ qua nhau thai nhiều hơn, vào bé. Nhu cầu thể tích máu tăng lên tới 30% nhằm vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua nuôi bé. Vì vậy nồng độ các huyết sắc tố của mẹ bị giảm đột ngột do bị pha loãng hơn so với bình thường. điều này dẫn tới thiếu máu ở mẹ.
Nhiều mẹ bầu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng đảm bảo lượng sắt cũng dễ bị dẫn tới thiếu máu.
Những mẹ bầu mang đa thai, nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn mẹ bầu đơn thai.
Nhiều mẹ bầu mắc những bệnh lý mãn tính như thalassemia cũng có nguy cơ thiếu máu cao.
Với những mẹ bầu mang thai gần nhau, những thai phụ nguy cơ dọa xảy, xuất huyết trước sinh, hay các loại xuất huyết khác, nguy cơ dự trữ sắt không đủ, thời gian tái bổ sung sắt cũng không nhiều cũng dễ dẫn tới thiếu máu.
Nguy hiểm của thiếu máu khi mang thai?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng hay bị thiếu máu nhất. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ.
Với thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn đề mẹ hơi chóng mặt một chút, nhưng với mẹ bầu bị thiếu mãu nặng, có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: Tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, bong nhau non, huyết áp thai kì, tiền sản giật, vỡ ối sớm, nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, vấn đề băng huyết sau sinh sẽ có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới tĩnh mang người mẹ.
Với bé, lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ ít, khi sinh ra cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, suy thai hay nhiều nguy cơ hơn các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường.
Vậy nên Mẹ bầu cần được phát hiện sớm tình trạng thiếu máu để có thể khắc phục kịp thời.Việc chuẩn đoán thiếu máu thiếu sắt được thực hiện qua các xét nghiệm định kì ở tuần thứ 12, hay tuần thứ 20.Nếu có biểu hiện thiếu máu thì mẹ bầu cũng khong nên lo lắng. Nên có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ đều đặn, tránh xa café và các chất kích thích.
Điều trị thiếu máu khi mang thai
Mẹ bầu nên tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt sau đây khi bị thiếu máu:
– Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. hoặc qua các loại thực phẩm hằng ngày như thịt có màu đỏ, rau xanh, các loại đậu,…
– Để hấp thụ sắt tốt nhất bà bầu nên uống khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống viên sắt thì không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt.
– Để hỗ trợ cho quá trình hấp thụ sắt được diễn ra một cách tốt nhất, bà bầu nên bổ sung vitamin C có trong các loại trái cây, rau xanh, …
– Các loại thuốc sắt dạng viên có nguy cơ làm cho bà bầu bị táo bón, khó chịu dạ dày. Vì vậy, khi uống viên sắt, mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để tăng cường chất xơ và uống thêm nước để tránh tác dụng phụ này.
– Sau khi điều trị trong vòng vài tuần, nồng độ sắt của mẹ bầu sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng không diễn biến khá hơn thì chị em cần đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu và có biện pháp chữa trị chuẩn xác nhất.