Khái ni��m khóc dạ đề
Ông cha ta truyền lại khóc dạ đề hay còn gọi là khóc dã tràng là từ dân gian hay chỉ việc những em bé nhỏ tự nhiên khóc rất dữ vào một thời điểm cố định trong ngày, khóc nhiều ngày như vậy mà không cách gì cha mẹ, người lớn trong nhà có thể dỗ nín được.
Theo quan niệm dân gian, khi một em bé ra đời thì đã có biểu hiện khóc dạ đề thì sẽ khóc cho đến 3 tháng 10 ngày mới thôi. Tiếng khóc rất lớn, liên tục, nghe như tiếng hét.
Vậy khái niệm khóc dạ đề theo đông y và tây y như thế nào?
Theo Đông Y: Khóc dạ đề là hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng “Tiểu nhi dạ đề”.
Cứ mỗi khi màn đêm buông xuống là đứa trẻ bắt đầu khóc, hoặc đang ngủ yên là khóc, giật mình. Phần lớn trẻ khóc dạ đề sẽ khóc từng đợt chứ không phải khóc liên tục, nhưng cũng có một số trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu chìm vào giấc ngủ.
Theo y học hiện đại: Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Do một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, trẻ thấy đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.
Dù là theo quan niệm đông y hay tây y thì khóc dạ đề khiến cho bé thì xì hơi, có bé thì ợ trớ. Nếu bé khóc dữ quá, mặt bé sẽ đỏ cả lên.
Nguyên nhân khiến bé khóc đêm
Theo nghiên cứu, có khoảng 20% em bé ở độ tuổi sơ sinh khóc dạ đề. Mặc dù có nhiều nghiên cứu khoa học, hiện tượng này vẫn là một bí ẩn. Các chuyên gia cho biết khóc dạ đề không phải do di truyền, không phải do ảnh hưởng trong quá trình mang thai hay sự phát triển của bé.
Một số giả thiết được đưa ra nhằm giải thích đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ khóc dạ đề:
Thứ nhất dị ứng với sữa: Khi trẻ trong bụng mẹ trẻ sẽ lấy nguồn dinh dưỡng qua dây rốn của mẹ, khi ra đời trẻ sẽ hấp thu nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ uống sữa, cơ thể không dung nạp với protein hoặc lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Một số bé bú mẹ có thể dị ứng với một số món ăn trong khẩu phần của mẹ.
Thứ hai hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chính vì vậy để tiêu hóa sữa mẹ hay sữa công thức cũng là một nhiệm vụ khó khăn. Sữa có thể đi qua đường ruột của bé mà không được tiêu hóa hoàn toàn gây đầy bụng tạo nên khí khiến trẻ tức bụng và đau khiến bé khóc mỗi khi xì hơi, đau bụng.
Thứ ba trào ngược dạ dày: Bản thân dạ dày của trẻ sơ sinh là nằm ngang chứ chưa nằm dọc như người lớn, chính vì vậy có một số trường hợp bé bú sữa xong hay ợ trớ, ăn kém và thường khó chịu trong hoặc sau khi ăn. Và điều này xảy ra thường xuyên làm trẻ khó chịu trong bụng nên quấy khóc.
Thứ tư do cơ thể bé thấy khó chịu do nóng quá, bởi các mẹ cứ nghĩ mới sinh ra yếu ớt quấn cho bé hết lớp này đến lớp khác khiến trẻ cảm thấy nóng và không thoải mái nên quấy khóc.
Thứ năm mẫn cảm với môi trường bên ngoài: Trẻ sơ sinh có khả năng tự xây dựng một cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi những âm thanh quá ồn hoặc ánh sáng không tốt ở môi trường xung quanh. Khi bé phải buộc tiếp nhận quá nhiều từ môi trường bên ngoài làm bé khó chịu và quấy khóc.
Bên cạnh đó còn có một yếu tố tâm linh do cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu, những vía hoặc hơi lạnh do đi đám tang về, … có thể gây ra cơ thể trẻ mệt và phản ứng bằng cách quấy khóc suốt đêm
Cách khắc phục khi bé khóc đêm
Điều quan trọng nhất ở đây không có một cách nào khắc phục hoàn toàn cơn khóc dạ đề của trẻ bởi chúng ta không biết được nguyên nhân chính xác 100%. Chính vì vậy khi trẻ bị khóc dạ đề bố mẹ và người thân giữ vững tâm lí bình tĩnh và thoải mái.
Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Để trẻ ngưng hoặc đỡ khóc các mẹ có thể làm một số cách sau:
Thay đổi chế độ ăn của trẻ:
– Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng được lấy từ nguồn thực phẩm mẹ ăn hằng ngày, chính vì vậy mẹ tránh ăn các loại thực phẩm gây dị ứng protein trong sữa mẹ như cà phê, trà, sữa, đậu nành, tôm, cua, cam, quýt, hành tây, cà chua… để tránh việc trẻ bị dị ứng protein từ sữa mẹ.
– Nếu mẹ không có sữa cho bé bú mà bắt buộc phải dùng sữa công thức, ngay lập tức mẹ nên thay đổi loại sữa khác hoặc giảm bớt lượng sữa bé bú hàng ngày.
– Cứ mỗi buổi sáng mẹ dành 15’ khi bé mới ngủ dậy matxa bụng để tránh đầy hơi và kích thích tiêu hóa cho trẻ, chống táo bón. Mẹ matxa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trên bụng của trẻ.
Thay đổi kích thích cảm giác cho trẻ sơ sinh
– Trước khi sinh, bạn cần chọn một không gian thoáng để lựa chọn nơi cho mẹ và bé nằm, tránh những nơi bí bách và quá sáng khiến bé khó chịu bởi môi trường xung quanh. Nên vệ sinh phòng sạch sẽ để không bị ẩm mốc.
– Tùy thời tiết mặc quần áo đủ giữ ấm cho bé, tránh trường hợp quấn và mặc quá nhiều khiến trẻ khó chịu.
– Nên tắm cho trẻ thường xuyên, bởi trẻ sơ sinh rất hay ra mồ hôi và những vết bẩn trên người có thể khiến trẻ khó chịu
– Tập cho bé làm quên với tiếng động xung quanh: Một tiếng động nhẹ nhẹ lặp đi lặp lại sẽ giúp trấn an khi bé cáu kỉnh. Đó có thể là tiếng tủ lạnh hoặc tiếng quạt đều đều hoặc nhạc êm dịu.
Trên đây chính là toàn bộ về triệu chứng khóc dạ đề của trẻ sơ sinh, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để cùng con đi qua những ngày tháng khóc dạ đề đầu đời nhé. Chúc bé yêu của mẹ ăn ngon ngủ ngoan!