Cho bé ăn dặm
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới thì thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bộ máy tiêu hóa của bé đã phát triển gần như toàn diện, có thể tiếp xúc dần với thức ăn ngoài sữa mẹ.
Ngoài ra, thời điểm này các bé thường tỏ ra thích các vật dụng và đưa chúng vào miệng, răng bé bắt đầu mọc và hàm đã bắt đầu tập nhai, lưỡi cũng biết di chuyển theo thức ăn vào miệng. Vì vậy, theo từng tình hình của mỗi bé mà chúng ta có thể tính chuyện cho bé, nếu bé quá đói thì có thể bổ sung lượng sữa để kéo dài đến tháng thứ 6 mới cho bé ăn dặm.
Quy tắc mẹ cho bé ăn dặm
Không phải tự nhiên chúng ta có thể cho bé ăn dặm được ngay mà cần có quá trình cho bé thử tiếp xúc với các mùi vị khác ngoài sữa mẹ. Quá trình này vừa dần dần kích thích vị giác của bé và cũng cho hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoạt động một cách từ từ.
Từ cuối tháng thứ 4 đến đầu tháng thứ 5, mẹ nên bắt đầu cho bé “nhấm nháp” các vị khác ngoài sữa mẹ. Chỉ hơi nhấm thử với lượng rất ít và tuyệt đối phải đảm bảo an toàn thực phẩm nhé mẹ, để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Chúng ta có thể chấm một đầu đũa có chút nước hoa quả vào môi bé là bé có thể cảm nhận vị khác rồi.
Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc
Từ giữa tháng 5 đến tháng thứ 6 chúng ta nên cho bé thử các món ăn có công thức sữa, từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều. Các món sữa cho bé thường có vị ngọt, là sự kết hợp giữa sữa và các loại bột gạo, ngũ cốc xay nhuyễn.
Lúc mới đầu, một ngày chỉ nên cho bé ăn từ 1 đến 2 thìa loãng, sau 2 đến 3 tuần thì tăng lên một nửa loại chén nước chấm. Nên cân đối lượng sữa và bột kết hợp để tránh cho bé ăn nhiều bột gây rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên cho bé ăn vào sáng sớm hay khi bé ngủ dậy, tùy vào từng bé.
Quy tắc cho bé ăn dặm mẹ cần nhớ
Khi mới bắt đầu nên cho bé ăn loại bột ngọt có sữa tầm 1 tháng rồi đan xen một ít bữa bột mặn. Trong 2 tháng đầu quá trình ăn dặm, chỉ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm hay kết hợp 2 loại và có kế hoạch để bổ sung đủ các nhóm chất cho bé: chất đạm (thịt, trứng,hải sản,…), tinh bột (gạo, ngũ cốc), chất béo (dầu, mỡ), chất xơ (các loại rau, củ).
Các mẹ nên tham khảo các hướng dẫn khi sử dụng các loại thực phẩm cho bé sao cho lượng thực phẩm phù hợp, tránh các đồ dễ gây dị ứng, cố gắng chọn các loại thực phẩm sạch và an toàn vệ sinh.
Quy tắc cho bé ăn dặm
Khi muốn tăng lượng bột ăn dặm thì phải tăng từ từ từng ngày, không nên cho bé ăn quá no, và nếu bé không thích thì nên kích thích khẩu vị bé dần dần.
Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn dặm của bé trong một ngày theo từng độ tuổi:
– Từ 6-7 tháng tuổi: Ăn 1 bữa bột lỏng khoảng 100 – 200 ml
– Từ 8-9 tháng tuổi: Ăn 2 bữa bột đặc 200 ml.
– Từ 10-12 tháng: Ăn 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml
– Từ 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml
– Từ 24 tháng trở đi là bé có thể ăn cơm cùng gia đình
Ngoài chế độ ăn bên trên, bé vẫn phải bú sữa mẹ hay sữa khác để đảm bảo dinh dưỡng và các chất giúp phát triển toàn diện. Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể sắp xếp thời gian và số bữa khác đi.
Các lưu ý khi cho bé ăn dặm
– Tuyệt đối không cho bé ăn dặm sớm. Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hết có thể gây mệt, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột nếu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, một số loại thức ăn có thể làm hạn chế tiếp thu các chất có trong sữa mẹ khiến bé chậm lớn.
– Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ít thực phẩm dần dần kết hợp nhiều hơn với trọng lượng vừa đủ. Các bữa phải được đan xen để bé được cung cấp đủ chất, tránh dư thừa hay thiếu chất trong cơ thể bé. Các thực phẩm phải đảm bảo chất lượng an toàn, vệ sinh.
– Các dụng cụ nấu và cho bé ăn phải được vệ sinh riêng và kỹ lưỡng bằng nước rửa chuyên dùng cho bé.
– Các loại sữa và bột phải là hàng có tên tuổi, chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín.
Quá trình ăn dặm cũng là bước đầu cho bé tiếp xúc với thế giới, mẹ nên cẩn thận hết sức có thể nhé. Ngoài ra, các mẹ nen chú ý để trẻ ăn dặm theo đúng mức, không nên ép bé ăn nhiều sẽ dẫn đến tâm lý sợ ăn.
Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.