Hôm nay, trong bài viết kì này, mình xin được giới thiệu một chủ đề đã rất đỗi quen thuộc nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm của mọi người, đó chính là bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi. Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Cân nặng thai nhi theo tuần thay đổi như thế nào sau 9 tháng
Ở giai đoạn vào khoảng 1/2 của thai kì (20 tuần), cân nặng của thai nhi phát triển còn tương đối chậm, chủ yếu là hình thành nên các cơ quan, bộ phận cơ thể là chính.
Bạn đã biết cân nặng của thai nhi thay đổi thế nào sau 9 tháng chưa?
Trước tuần thứ 20, chiều dài của thai nhi chỉ có thể đo đến phần mông do con yêu còn đang cuộn tròn trong bụng mẹ. Kích thước thường thường bằng một quả quýt ở tuần thứ 10. Tuy nhiên, đến tuần thứ 20, các bác sĩ hoàn toàn có thể đo được toàn bộ chiều dài của thai nhi thông qua quá trình siêu âm. Thông thường, thai nhi sẽ lớn lên và có kích thước tương đương với một con búp bê cỡ nhỏ với cân nặng là 300 gram.
Kể từ tuần 20 trở đi, quá trình phát triển cả về cân nặng và chiều dài mới thực sự diễn ra mạnh mẽ, tăng lên theo từng ngày để chuẩn bị chào đời đặc biệt là khoảng thời gian lớn hơn 30 tuần tuổi.
Vào giai đoạn thai nhi 3 tháng cuối, bảng cân nặng thai nhi theo tuần từ 37 đến 40 vẫn thay đổi một cách đáng kể. Nếu như ở tuần 37, bé yêu của bạn chỉ có thể nặng khoảng 2859 gram thì đến tuần 40 – tuần cuối cùng của quá trình mang thai, cân nặng của thai nhi tăng đến 600 gram.
Thai nhi lớn lên từng ngày trong bụng mẹ
Các mẹ hoàn toàn có thể nhìn lại toàn bộ quá trình, quãng thời gian mang thai của mình bằng số cân nặng mình đã tăng lên, kích thước bụng ngày một to hơn và đặc biệt, quần áo trước đó đã trở nên quá chật, không thể mặc vừa.
2. Bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tháng
Đối với đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc, giống nòi mà sẽ có những chỉ số cân nặng thai nhi khác nhau. Sau đây là mức cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tháng:
Cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tháng ra sao?
- Tháng đầu tiên: Đây là thời kì mà trứng được thụ tinh nên nó chỉ có thích thước như giọt máu, ta chưa thể xác định được cân nặng
- Tháng thứ 2: Thai nhi có cân nặng khoảng 1 gram với chiều dài 1.6 cm
- Tháng thứ 3: Chiều dài thai nhi tăng thêm 3.8 cm tức 5.4 cm với cân nặng tăng thêm 13 gram
- Tháng thứ 4: Thai nhi ở giai đoạn này có cân nặng lên đến 100 gram với chiều dài tăng lên đáng kể là 11.6 cm
- Tháng thứ 5: Kể từ tháng thứ 5 trở đi, thai nhi bắt đầu có sự phát triển mạnh cả về cân nặng và chiều dài với các con số lần lượt là 300 gram và 16.4 cm
- Tháng thứ 6: Cân nặng của bé yêu đã tăng gấp đôi so với tháng trước và đạt 16.4 cm về chiều dài
- Tháng thứ 7: Thai nhi có cân nặng tăng lên đáng kể là 1702 gram và sở hữu chiều dài 42.4 cm
- Tháng thứ 8: Tăng lên hơn 600 gram và hơn 5 cm so với tháng thứ 7 là con số nói về sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 8
- Tháng cuối cùng: Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, bé yêu của bạn sẽ có chiều dài khoảng 51.2 cm và đạt mốc cân nặng 3462 gram và đây cũng chính là các con số khi con yêu của bạn chào đời
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng vẫn có sự chênh lệch không đáng kể đối với cân nặng và chiều dài của thai nhi, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé yêu nhà bạn.
Mặt khác, nếu cân nặng thai nhi theo tuần tuổi và chiều dài của con yêu có sự chênh lệch lớn thì lại là vấn đề đáng lo ngại. Nếu thai nhi quá nhẹ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng, trí thông minh khi con chào đời. Nếu thai nhi quá to thì sẽ dẫn đến hiện tượng khó đẻ, gây nguy hiểm cho mẹ, thậm chí con sinh ra rất có nguy cơ bị béo phì.
Các mẹ hãy căn cứ vào bảng theo dõi cân nặng thai nhi và chiều dài, nếu có sai số lớn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những biện pháp thích hợp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.
3. Bé biết làm gì trong bụng mẹ ở từng thời kì nhất định?
Bé yêu biết làm những gì trong bụng mẹ?
- Giai đoạn thai nhi 3 tháng đầu, con yêu của bạn mới có những chuyển động hết sức nhẹ nhàng. Giai đoạn này chủ yếu là hình thành và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của thai nhi.
- Sau đó là 3 tháng tiếp theo, bé yêu đã dần trở nên nghịch ngợm hơn với những cú hích mạnh hơn. Bé đã biết nắm chặt dây rốn, có khả năng phân biệt được sáng tối khi ở trong bụng mẹ.
- Cuối cùng là 3 tháng còn lại, bé có thể lắng nghe được những âm thanh bên ngoài, có thể trò chuyện với bố mẹ của mình. Đặc biệt, con yêu sẽ đạp nhiều hơn và mạnh hơn khiến mẹ thường xuyên có cảm giác muốn đi vệ sinh nhẹ.
Bài viết trên đây đã giải đáp hết những câu hỏi có liên quan đến cân nặng thai nhi. Hi vọng, qua bài viết này, các mẹ sẽ nắm được những theo bảng cân nặng thao nhi chuẩn theo từng tháng để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.
Từ khóa
bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần
bảng đo cân nặng thai nhi