Các kiểu bà bầu đau bụng thường gặp
Không chỉ ở bà bầu mà ở những người bình thường, đau bụng đã chia làm rất nhiều kiểu khác nhau. Xét tương ứng, ta có 6 biểu hiện đau bụng mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Bà bầu đau bụng lâm râm khi mang thai
Cơn đau xảy ra khi: Theo các nghiên cứu, đau bụng âm ỉ xảy ra phổ biến ở thời điểm ba tháng đầu thai kỳ, ít khi xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cơn đau xảy ra ở cả ba giai đoạn của thời kỳ mang thai.
Nguyên nhân bà bầu đau bụng lâm râm: Đa phần nguyên nhân gây nên là do sự phát triển của thai nhi trong bụng khiến cho dây chằng và các cơ bị chèn ép gây cảm giác đau bụng cho mẹ. Mặt khác, đau bụng âm ỉ cũng là dấu hiện cho các trường hợp nguy hiểm như thai ngoài tử cung, dọa sinh non, tiền sản giật hoặc nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ,…
Mẹ bầu đau bụng trên khi mang thai
- Bà bầu đau bụng trên rốn: Mẹ có cảm giác đau ở vùng bụng phía trên rốn
Cơn đau xảy ra khi: Có thai đau bụng trên rốn vì liên quan đến bệnh lý ở mẹ nên có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.
Nguyên nhân bà bầu đau bụng trên rốn: Bụng trên là nơi tập trung của rất nhiều bộ phận quan trọng như dạ dày, mật, tụy,… nên đa phần các cơn đau ở vị trí này đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Một số bệnh có thể kể đến như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm mật,… Lúc đầu những cơn đau bụng khi mang thai kiểu này sẽ không mấy ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng nếu để trong thời gian dài sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu: Biểu hiện bà bầu đau bụng dưới có cảm giác đau ở vùng bụng phía dưới, có thể tương tự như đau bụng kinh
Cơn đau xảy ra khi: các cơn đau bụng dưới thường xảy ra vào cuối thời điểm tam cá nguyệt thứ hai, nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt, các mẹ đã có thể cảm nhận cơn đau ngay từ tuần thứ 12 của thai kỳ.
Nguyên nhân đau bụng: có rất nhiều nguyên nhân gây nên các cơn đau bụng dưới của sản phụ, bao gồm: bụng nhiều mỡ, da bụng quá căng, tiêu hóa kém gây sình bụng, thai nhi đạp vào thành bụng,… Ngoài ra còn một số nguyên nhân bệnh lý như viêm ruột thừa, sỏi thận,… và hai nguyên nhân đặc biệt cần lưu ý là bong nhau thai sớm và tiền sản giật.
- Bà bầu bị đau bụng đi ngoài: cơn đau bụng kích thích mẹ bầu thường xuyên đi ngoài
Cơn đau xảy ra khi: bà bầu bị đau bụng đi ngoài có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và hầu hết đều không quá nghiêm trọng.
Nguyên nhân bà bầu đau bụng: một số trường hợp đau ngoài đi bụng ở mẹ là do ăn phải đồ ăn không hợp vệ sinh, hoặc do thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khi mang bầu. Nhưng cũng có một vài trường hợp liên quan đến thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hay các nguyên bệnh lý như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,… khiến đường tiêu hóa hoạt động không tốt, gây tiêu chảy đi ngoài.
Bà bầu đau bụng âm ỉ khi mang thai có đáng lo
- Mẹ bầu bị đau bụng quặn từng cơn: Cơn đau bụng không diễn ra liện tục mà theo từng đợt, có thể có chu kỳ hoặc không.
Cơn đau xảy ra khi: bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ
Nguyên nhân bà bầu đau bụng: khi xuất hiện các cơn đau quặn từng cơn ở bụng, có thể mẹ đang có những dấu hiệu của tiền sản giật, sinh non hoặc mang thai ngoài tử cung, đây đều là những trường hợp vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cơn đau cũng được hình thành nếu có một khối u đang phát triển trong vùng bụng của mẹ như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Các rối loạn tiêu hóa gây co thắt dạ dày đôi khi cũng gây ra những cơn đau dạng trên.
- Bà bầu đau bụng tháng đầu và cuối: đau quặn, đau râm ran, đau từng cơn,…
Cơn đau xảy ra khi: tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ
Nguyên nhân đau bụng: đau bụng tháng đầu thường xảy ra do thai đang tiến hành làm tổ, tạo cảm giác tức lên vùng bụng. Đau bụng tháng cuối là một dấu hiệu cảnh báo có thể đã sắp đến ngày chào đời của bé. Nhìn chung cả hai cơn đau là tương đối bình thường, nhưng nếu kèm các triệu chứng như nôn ói, sốt, âm đạo ra máu, đau quặn thắt,… thì cần ngay lập tức đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.
Bà bầu đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Bà bầu đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu
Đau bụng khi mang thai chưa chắc là dấu hiệu nguy hiểm, nhưng các mẹ không nên chủ quan khi xuất hiện những cơn đau này. Các cơn đau bụng nguy hiểm thường đi cùng với những dấu hiệu nghiêm trọng khác như sốt, ra máu,… vấn đề là các mẹ phải hiểu rõ để kịp thời có các biện pháp giải quyết.
Việc nhận biết những cơn đau bình thường và những cơn đau bất thường vì thế lại càng trở thành điều mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên biết. Sự thật là có rất nhiều mẹ bầu thường xuyên lầm tưởng những cơn đau bụng đi ngoài, âm ỉ là do hệ tiêu hóa, song thực tế lại không hề đơn giản như vậy.
Những rối loạn hệ tiêu hóa chiếm đa phần nguyên nhân gây triệu chứng bà bầu đau bụng, nhưng nếu cứ giữ suy nghĩ như vậy thì sẽ rất có hại cho sức khỏe của cả cả hai mẹ con. Và hậu quả của việc chịu đựng những cơn đau kéo dài là không phải ai cũng lường trước được.
Cách chữa đau bụng cho bà bầu
Trong một số trường hợp nhất định, đau bụng ở bà bầu có thể tự mất đi mà không cần đến sự hỗ trợ của phương pháp gì. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn nên nắm một số phương pháp chữa đau bụng dưới đây để có thể chủ động điều tiết và hạn chế cơn đau khi cần thiết.
Cách chữa hiện tượng bà bầu đau bụng
- Bổ sung chất xơ, sữa chua, thức ăn giàu tinh bột,… và không ăn đồ quá cay hoặc quá nóng: chất xơ sẽ giúp mẹ bầu điều tiết lại hoạt động hiệu quả của đường tiêu hóa; sữa chua và tinh bột giúp bổ sung men vi sinh tốt cho dạ dày. Ngoài ra, đồ quá cay và quá nóng thường không tốt cho dạ dày, bà bầu đau bụng nên hạn chế tối đa để tránh các trường hợp đau bụng như thế này có thể lặp lại.
- Uống nhiều nước: nếu đau bụng đi ngoài, uống nhiều nước giúp các mẹ cân bằng lại lượng nước đã mất đi vì phải đi ngoài quá thường xuyên. Ngoài ra, cơ thể đủ nước sẽ giúp mẹ tránh những cơn co thắt gây ra bởi Braxton-Hicks.
- Giữ ấm cho cơ thể: khi bị đau bụng, mẹ bầu phải giữ ấm cơ thể bằng cách tắm nước ấm, uống nước ấm, ăn đồ ăn ấm,… Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các túi nóng để chườm quanh vùng bị đau, nằm kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm các cơn đau tức.
- Vận động, di chuyển nhẹ nhàng để điều tiết cơn đau: Bà bầu đau bụng có thể tập một vài động tác nhẹ sẽ giúp cho cơn đau giảm đi đáng kể. Mặt khác, hãy duy trì chế độ tập luyện thể chất vào mỗi sáng, không chỉ giúp tăng cường thể chất mà còn hạn chế các loại bệnh lý gây đau bụng.
- Sử dụng một số phương pháp dân gian chuyên trị đau bụng cho mẹ bầu như uống nước gạo rang,… Lưu ý chỉ áp dụng khi các cơn đau là nhẹ và có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong trường hợp đau bụng kéo dài, đi ngoài 2 ngày không dứt, mẹ bầu hãy đến ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời và tránh các trường hợp xấu có thể xảy đến.
Để mẹ và bé có thể an toàn trải qua hết thai kỳ, mẹ phải lưu ý những điểm trên đây để chuẩn bị đầy đủ kiến thức, tâm lý đối mặt với bất kỳ tình huống nào xảy đến. Hy vọng bài viết bà bầu đau bụng này đã cung cấp đến mẹ những thông tin hữu ích nhất xoay quanh vấn đề đau bụng ở bà bầu!
Xem thêm: Mẹo hay trị chứng bà bầu đau đầu hiệu quả 100%