Bà bầu đau bụng ở những tháng đầu hoặc tháng cuối thai kì là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tùy thuộc vào mức độ đau dữ dội hoặc lâm râm mà mẹ cần có biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Hiện tượng bà bầu bị đau bụng khi mang thai những tháng cuối như nào?

Bà bầu đau bụng là hiện tượng phổ biến ở cuối thai kì

Rất nhiều chị em rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng khi thấy những cơn đau bụng xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kì. Đó là những cơn đau với nhiều cấp độ: cơn đau lâm râm, cơn đau âm ỉ, thậm chí là cơn đau co thắt.

Những cơn đau này có thể là điều hết sức bình thường của thai kì, cũng có thể là những “dấu hiệu báo động” sự bất ổn đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên nhân của hiện tượng bà bầu bị đau bụng trong những tháng cuối thai kì

Đầy bụng khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải

  • Táo bón: Trong những tháng cuối này, cơ thể mẹ bầu vẫn tiết ra 1 lượng hocmone đặc trưng khi mang thai làm hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn và ảnh hưởng. Thêm vào đó, việc thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn đã khiến mẹ bầu gặp phải triệu chứng táo bón.
  • Bà bầu bị đau bụng, khó tiêu: Bước vào những 3 tháng cuối của thai kì – Khi em bé đã tương đối lớn, hoạt động của dạ dày sẽ bị áp lực của tử cung cản trở. Hệ tiêu hóa của bạn đôi khi sẽ gặp một chút rắc rối và gây lên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hoặc hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối. Đó cũng là lí do khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau bụng lâm râm hằng ngày.
  • Đau dây chằng: Đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Cơn đau này thường xuất hiện ở bẹn và vùng bụng dưới, nó âm ỉ và kéo dài ở 1 bên hoặc cả vùng vụng. Bạn sẽ thường xuyên gặp cơn đau này sau những lần ho hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Đau dây chằng cũng là nguyên nhân khiến bụng bà bầu râm ran, khó chịu

  • Thai nhi phát triển: Từ tháng thứ 7 trở đi, em bé sẽ phát triển rất nhanh về cả cân nặng và kích thước. Tử cung của mẹ bầu phải mở rộng ra để đủ chỗ cho thai nhi và gây ra hiện tượng chèn ép đường ruột. Tại thời điểm này, bà bầu bị đau bụng và buồn nôn, mặc dù 3 tháng ốm nghén đã qua từ lâu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Một trong những nguyên nhân bà bầu đau bụng ở cuối thai kì là do mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài những biểu hiện như bộ phận sinh dục nóng rát, nước tiểu có mùi lạ, đau bụng râm ran hay đi tiểu thường xuyên, mẹ bầu thậm chí còn bị sốt, tiểu ra máu khi nhiễm trùng nặng. Chính vì vậy, hãy gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như tìm ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi khi bạn có 1 trong những dấu hiệu trên.
  • Cơn gò chuyển dạ: Đây là những dấu hiệu bà bầu bị đau bụng mà mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy bụng đau và co thắt dữ dội, lưng mỏi nhừ, các giây chằng có cảm giác như đang siết chặt. Hãy đến các cơ sở y tế ngay khi bạn gặp cơn đau này. Nó có thể là dấu hiệu vỡ ối hoặc chuyển dạ sớm, nếu không được cấp cứu kịp thời bạn và thai nhi sẽ gặp nguy hiểm.

Đau bụng dữ dội có thể là biểu hiện của cơn gò chuyển dạ

Biện pháp xử lý khi bà bầu bị đau bụng

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

Bà bầu bị đau bụng nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa vào khẩu phần ăn của mình như: chuối, khoai lang, cà rốt, rau bắp cải, gừng tươi,… Nếu đang bị đầy bụng, khó tiêu hay táo bón, mẹ bầu nên sử dụng đồ ăn mềm: cháo, cơm mềm. Tuyệt đối không sử dụng những món làm tăng axit dạ dày, thực phẩm sống, đông lạnh và ôi thiu.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón

Hãy chia nhỏ các bữa ăn của bạn, không ăn quá sát giờ đi ngủ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến khâu cung cấp và chế biến thực phẩm. Những món luộc, hấp, hầm sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa hơn các món chứa nhiều dầu mỡ như: chiên, xào.

  • Để hạn chế tình trạng bà bầu bị đau bụng, cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Trong suốt giai đoạn mang thai, bà bầu cần cố gắng giữ tinh thần thật thỏa mái và vui vẻ. Tránh lo âu, căng thẳng quá độ, tình trạng này kéo dài lâu sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày và mất ngủ.

Bà bầu cũng không nên thức quá khuya hay sử dụng điện thoại và xem tivi sát giờ đi ngủ. Hãy ngủ đủ 8 tiếng một ngày để có được nguồn năng lượng tốt nhất cho cả mẹ và bé trong ngày hôm. Khi sức khỏe đi lên, tình trạng đau bụng của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Đặc biệt, mẹ bầu cũng nên xây dựng cho mình một kế hoạch nghỉ ngơi và tập luyện khoa học. Những động tác nhẹ nhàng, bộ môn thiền và yoga sẽ đem lại những tác động tích cực đáng bất ngờ.

ba bau bi dau bung

Tập yoga giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị đau bụng

  • Đi khám thai định kì và sử dụng thuôc theo chỉ dẫn của bác sĩ:

Trong một số trường hợp nhất định, khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối hoặc đau bụng dữ dội và kéo dài hoành hành, bạn nên đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan, dù ở những tháng cuối thai đã ổn định hơn nhưng nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm vẫn xảy ra.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên tự ý dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là một số thông tin và cách xử lý khi bà bầu bị đau bụng ở cuối thai kì. Hi vọng rằng, bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều điều hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Xem thêm bài viết:

Thai nhi như thế nào trong 3 tháng cuối thai kì? Những điều mẹ cần biết

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?

Thai nhi tuần 40 phát triển như thế nào?