Hỏi:

Mình thích ăn mặn nhưng có người lại bảo ăn mặn không tốt cho thai. Điều này có đúng không? Có nên kiêng ăn mặn không?

Trả lời:

Bạn không cần lo lắng về việc bạn ăn mặn trừ phi bạn đang bị huyết áp cao. Theo kinh nghiệm dân gian thì ăn mặn sẽ làm cho cơ thể tích nước và bị phù. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa học đều tin rằng, sự tăng nước trong cơ thể là cần thiết và bình thường trong thai kì. Và một khối lượng natri cần thiết sẽ giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể.

Bị phù có phải do muối?

Đừng buộc tội muối đã làm cho chân bạn bị phù nước. Chứng phù hoàn toàn là hiện tượng bình thường trong thai kì.

Càng ngày, thai nhi càng lớn, bụng bạn càng vươn to ra, đôi khi bạn khó có thể nhìn thấy đôi chân của mình. Nhưng khi bất chợt ngồi trên ghế và nhìn thấy chúng, bạn khó có thể hài lòng về chúng. Nói một cách ví von là to như cái cột đình. Hiện tượng phù chân là một hiện tượng bình thường mà ở phụ nữ mang thai thường có do sự tăng nước trong cơ thể ở tuần thứ 35. Bạn cảm nhận điều này rõ nhất vào buổi tối hoặc do đi giầy cảm thấy chật, trong thời tiết nóng nực hoặc do đứng hoặc ngồi lâu.

Có nên hạn chế muối để giảm phù?

Một lượng muối phù hợp với bạn sẽ giúp bạn điều chỉnh được lượng nước của cơ thể. Giảm muối hấp thu đột ngột sẽ không tốt cho thai nhi. Các cách giảm phù hiệu quả hơn là:

– Giơ chân lên: Bạn có rất nhiều cơ hội để vận động cho đôi chân của mình bằng cách giơ chân lên xuống. Ví như khi bạn ngồi làm việc, khi bạn xem TV, khi bạn check email… Bạn cũng có thể giơ chân lên xuống khi nằm nghỉ ngơi, khuyến khích nên nằm nghiêng.

– Tắm rửa: Nước giúp bạn cảm thấy mát mẻ và có thể chống lại chứng phù. Bạn hoàn toàn có thể đi bơi vì bơi lội rất tốt cho thai phụ.

– Tiểu thường xuyên: Càng uống nhiều bao nhiêu, bạn càng nên đi tiểu nhiều hơn. Nước được thải ra ngoài thay vì xuống chân khiến chân bị phù.

– Cảm thấy thoải mái khi đi giày bệt, vừa vặn.

Tuy nhiên, bà bầu cũng cần lưu ý là không được ăn mặn trong thai kỳ vì điều này có thể gây những ảnh hưởng không tốt.