Sinh con là điều thiêng liêng, chắc hẳn không ít bậc cha mẹ đã vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy con trẻ chào đời sau nhiều tháng chờ đợi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bối rối khi phải chăm giữ trẻ. Cùng Rabity tìm hiểu cách chăm sóc em bé mới sinh hiệu quả mà ba mẹ cần biết nhé!
Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ mới sinh
Em bé và lần đầu tiên đi phân su:
Trong vài ngày đầu tiên, phân của trẻ sơ sinh sẽ bao gồm phân su, đó là chất dính màu xanh lục hơi đen. Để làm sạch, hãy lau mông bé bằng bông gòn thấm nước.
Trong trường hợp, bé của bạn không đi phân su từ 2-3 ngày sau sinh, hãy báo cho bác sĩ để có thể thăm khám kịp thời vì đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm theo bệnh nguy hiểm.
Em bé thường thức giấc:
Trẻ sẽ thức giấc thường xuyên trong cả ngày và đêm để được cho bú. Sau khi chào đời, em bé mới sinh cần chất dinh dưỡng để phát triển vì bụng bé còn rất nhỏ nên chỉ đủ để em hấp thụ dinh dưỡng cho vài giờ và cần một cữ bú khác vài tiếng sau. Hãy để ý đến bé và cho con bú thường xuyên mẹ nhé!
Cách chăm sóc em bé mới sinh
Da bong tróc:
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, vài ngày sau khi chào đời bạn có thể thấy da của bé bong tróc nhẹ, hãy giữ bình tĩnh và đừng lo lắng quá nhiều vì đó là phản ứng xuất hiện khi da bé đang thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ.
Em bé khóc:
Trẻ sơ sinh sẽ khóc rất nhiều và đó là cách duy nhất để bé có thể giao tiếp với bạn. Nên mẹ hãy kiên nhẫn và thật để tâm đến tiếng khóc của bé nhé.. Sau một thời gian nhất định, bạn sẽ có cách để phản ứng lại với từng loại tiếng khóc.
>> Xem thêm: Dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi
Các cách chăm sóc em bé mới sinh
Cách bế trẻ sơ sinh:
Để bế những em bé mới sinh, tư thế bế con an toàn nhất là đặt bé nằm ngang. Mẹ hãy giữ cho phần đầu, cổ của trẻ trên một đường thẳng, ép bụng bé vào lòng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.
Với những bé từ 3-5 tháng tuổi, chúng ta có thể bế bé theo hướng thẳng đứng nhưng mẹ lưu ý không nên để bé trong tư thế này quá lâu. Đặt bé theo tư thế nằm nghiêng, ngang.
Nếu bé nhà bạn từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể thử bế theo nhiều thế khác tuy nhiên không được bế ngang trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ khi lớn lên.
Cách cho trẻ sơ sinh bú:
Bao tử của trẻ sơ sinh chỉ đủ chứa được 30-90ml sữa mỗi cữ bú, cứ vài tiếng bé sẽ cần bú một lần. Mẹ cần chú ý đến khi bé đói. Một số bé sẽ khóc rất to nhưng nhiều bé chỉ mút tay, chép môi…
Trẻ sơ sinh sẽ giảm 7% trọng lượng sau sinh vì do bé thải phân su, mẹ không cần quá lo lắng con sụt cân mà ép bú nhé.
Em bé mới sinh ngủ rất nhiều. Mẹ có thể đánh thức bé mỗi 2-3 tiếng để cho con bú nhé, khi bé đói sẽ rất dễ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức hãy vuốt ve nhẹ nhàng để gọi bé dậy, tuyệt đối không lay người bé vì rất dễ gây tổn hại đến hệ thần kinh non nớt của trẻ.
Mẹ cũng không được để bé vừa ngủ vừa bú vì sẽ có nguy cơ bị sặc rất nguy hiểm.
Sau khi cho bé bú, mẹ hay đặt bé tựa lên vai mình, một tay đỡ mông, tay kia vỗ nhẹ lên lưng để giúp bé ợ hơi nhé.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ thay khoảng 5 chiếc tã mỗi ngày. Trẻ bú sữa công thức có thể sẽ thay nhiều hơn.
Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện nhiều hơn các bé bú sữa công thức, trẻ bú mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn. Các bé
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ thay khoảng 5 chiếc bỉm (tã) ướt/ngày. Trẻ bú sữa công thức có thể thay nhiều hơn, khoảng 5-10 cái mỗi ngày.
Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức. Do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn.
Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1-3 lần tùy từng bé. Trẻ bú mẹ thường đi phân lỏng hơn trẻ bú sữa công thức.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh:
Em bé mới sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Mẹ hoàn toàn có thể vệ sinh cho bé bằng cách dùng khăn sạch, ngâm qua nước ấm và lau người cho bé. Việc tắm có thể diễn ra cách 2-3 ngày. Khi tắm, hãy chú ý làm sạch các vùng có nhiều nếp gấp da như vùng cổ, nách, chân, gáy, bẹn… Sau khi tắm xong hãy lau khô bằng khăn bông mềm, mặc quần áo và làm khô đầu.
Lưu ý, khi tắm mẹ hãy tránh làm ướt phần cuống rốn để tránh nhiễm trùng. Cuống rốn sẽ tự rụng sau 10 ngày, mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc cuống rốn này cho trẻ 10 ngày đầu.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:
Luôn giữ rốn khô ráo và sạch sẽ. Tuyệt đối không làm ướt vùng rốn ngay cả khi tắm cho bé.
Làm sạch rốn 1 lần/ tuần bằng cách dùng tăm bông nhúng vào nước sôi và vỗ nhẹ lên khu vực này.
Thông thường cuống rốn sẽ rụng sau 10 ngày, nên cẩn thận giữ tã che hờ phần bụng, rốn, tránh tuyệt đối những tiếp xúc với vùng da này để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Khi cuống rốn rụng, một vài bé sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu, ba mẹ hãy đến khám bác sĩ, hiện tượng chảy máu sau khi rụng cuống rốn là bình thường và sẽ mất từ 5-10 ngày điều trị.
Cách chăm sóc em bé mới sinh
Và đó là cách chăm sóc em bé mới sinh dành cho ba mẹ. Rabity – thương hiệu thời trang trẻ em lớn nhất Việt Nam – tự hào đem lại những sản phẩm chất lượng cao, luôn đồng hành cùng các gia đình Việt.