Có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ mà đến những mẹ nuôi con lần 2, lần 3 đôi khi cũng chưa nắm rõ thông tin. Chẳng hạn như bệnh viêm màng não và viêm não Nhật Bản, vì cùng là bệnh liên quan đến não nên không ít mẹ thắc mắc không biết 2 bệnh này có phải là 1 hay không?

Giải đáp mối băn khoăn này, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2 nhấn mạnh: “Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau“.

Giống nhau giữa bệnh viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản

– Đây đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nên khó phát hiện sớm.

– Cả hai bệnh này đều hay gặp ở trẻ nhỏ và có tỷ lệ tử vong cao, có thể để lại những di chứng nặng nề. Ước tính khoảng 30% số người mắc bệnh viêm não Nhật Bản sẽ tử vong sau khi nhập viện, 50% người còn sống phải chịu di chứng nặng nề như bại liệt, bại não, rối loạn tâm thần.

Trong khi đó, bệnh viêm màng não do não mô cầu có thể gây tử vong cho trẻ trong vòng 24 giờ. Bệnh có tỷ lệ tử vong ước tính từ 8 – 15%, ngay cả khi được điều trị, có đến 2//10 bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt…

Khác biệt giữa 2 căn bệnh nguy hiểm, hay gặp ở trẻ nhỏ: Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản - Ảnh 2.

Khác biệt giữa viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản

Theo các chuyên gia, bệnh viêm não Nhật Bản gây ra từ virus Japanese Encephalitis Virus (JEV) có nhiều trong gia súc, động vật… rồi truyền cho người qua đường muỗi đốt.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu thì gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis thường trú ở mũi, họng người bệnh và lây từ người sang người qua đường hô hấp.

Khác biệt giữa 2 căn bệnh nguy hiểm, hay gặp ở trẻ nhỏ: Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản - Ảnh 4.


Các chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm đầy đủ vắc xin và đúng lịch là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa hai loại bệnh nguy hiểm trên ở trẻ nhỏ.

Vắc xin tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, bố mẹ có thể chọn tiêm cho con 1 trong 2 loại sau:

1. Vắc xin Jevax

Đây là vắc xin bất hoạt, do Vibiotech (Việt Nam) sản xuất. Vắc xin là một dung dịch trong, không màu, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đến dưới 15 tuổi theo phác đồ như sau:

– Mũi 1 khi trẻ 12 tháng tuổi.

– Mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần.

– Mũi 3 sau mũi 2 một năm.

Sau đó, cứ mỗi 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu

2. Vắc xin Imojev

Đây là vắc xin sống, giảm độc lực, do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Vắc xin được chỉ định phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Phác đồ tiêm như sau:

– Mũi 1: Trẻ đủ 9 tháng trở lên.

– Mũi 2: Cách mũi 1 12 – 24 tháng.

Khác biệt giữa 2 căn bệnh nguy hiểm, hay gặp ở trẻ nhỏ: Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản - Ảnh 7.

Vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu

Hiện tại, ở Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu và trẻ cần tiêm đầy đủ cả 2:

1. Vắc xin VA- Mengoc BC

Được sản xuất bởi hãng Finlay Institue, Cuba, vắc xin VA-Mengoc BC có tác dụng phòng bệnh viêm màng não mô cầu Mengoc nhóm B và C.

Vắc xin này được dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi.

Lịch tiêm: vắc-xin viêm màng não mô cầu Mengoc BC như sau: Tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.

2. Vắc xin Menactra

Vắc xin Menactra phòng bệnh do vi khuẩn não mô cầu do 4 tuýp A, C, Y, W-135 gây ra, do hãng dược uy tín thế giới Sanofi Pasteur sản xuất.

Lịch tiêm: Menactra có thể tiêm cho trẻ từ lúc 9 tháng tuổi, trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.

– Trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi: Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng.

– Trẻ Từ 2 tuổi đến 55 tuổi: Tiêm 1 liều duy nhất.

Khác biệt giữa 2 căn bệnh nguy hiểm, hay gặp ở trẻ nhỏ: Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản - Ảnh 9.

Khác biệt giữa 2 căn bệnh nguy hiểm, hay gặp ở trẻ nhỏ: Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản - Ảnh 10.