1. Sữa tươi hoặc sữa công thức:

Cần luôn được duy trì vì sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ chỉ uống một ly sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường của trẻ, cần cho trẻ ăn thêm các món ăn khác kèm theo để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Trẻ ở giai đoạn ăn dặm, ngoài bữa ăn dặm buổi sáng, người mẹ vẫn cần cho trẻ bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ.

2. Yến mạch:

Yến mạch không chỉ giúp trẻ thông minh mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ mất khoảng 15 phút để nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa ăn sáng của trẻ. Người mẹ khi chế biến yến mạch cho trẻ cần chú ý không nên sử dụng loại yến mạch ăn liền cho trẻ dưới 1 năm tuổi vì loại này có chứa rất nhiều đường.

3. Trứng:

Trứng có chứa nguồn protein và vitamin D dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho ngày mới tràn đầy năng lượng. Trẻ sơ sinh thường dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng, nhưng lòng đỏ lại rất an toàn và là món ăn rất tốt cho bữa sáng. Luộc kỹ trứng, tách riêng lấy phần lòng đỏ, nghiền nát cho trẻ ăn hoặc trộn cùng với cháo. Người mẹ nên lưu ý, chỉ nấu hoặc kết hợp trứng cho trẻ ăn cùng với những món ăn quen thuộc để dễ dàng xác định được nguyên nhân xảy ra phản ứng dị ứng từ đâu.

4. Sữa chua:

Một ly sữa chua trộn trái cây mà trẻ yêu thích vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho trẻ một nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ, người mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên cho trẻ uống thêm vài muỗng nước lọc tráng miệng. Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactose đã được lên men nên dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không nên cho trẻ ăn sáng bằng việc tận dụng thức ăn thừa từ tối hôm trước để nấu mì, phở hay cháo, chiên cơm cho trẻ ăn sáng để tiết kiệm thời gian và thực phẩm là thói quen của nhiều người mẹ, đây chính là một sai lầm lớn. Sau khi thức ăn thừa để qua đêm, rau sẽ có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư), ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe con người. Thịt để qua đêm cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, thực phẩm mì ăn liền, hay đồ ăn nhanh “kiểu Tây”… đều không nên cho trẻ dùng trong bữa sáng. Những món ăn này tuy chế biến nhanh chóng, nóng, trẻ rất thích ăn nhưng hàm lượng calorie lại rất thấp và hoàn toàn bị mất cân đối về các chất dinh dưỡng cần thiết, vì khẩu phần của chúng  thường thiếu các vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng khác.

Theo: chamconkhoe.vn