Ăn dặm là đề tài được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật – Một phương pháp ăn dặm khoa học và bổ dưỡng, giúp cho bé tập ăn uống một cách hợp lý, tìm được niềm vui trong quá trình ăn uống. Phương pháp này giúp các mẹ tiết kiệm thời gian, đem lại sự hấp dẫn cho các bé với các bữa ăn, không chỉ đảm bảo ngon miệng mà còn đem lại đầy đủ chất dinh dưỡng theo kiểu Nhật tốt nhất cho các bé.

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp ăn dặm khoa học

Đặc điểm của trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi

Đa số ở giai đoạn này các bé sẽ được mẹ cho ăn những món ăn dặm đầu tiên. Bởi vì, các bé vốn đã mất dần lượng sắt sẵn có trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, và cần phải được bổ sung thêm. Nên một trong những món ăn dặm đầu tiên của các bé có thể là bột, cháo dinh dưỡng, tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể ăn được. Bạn có thể thử cho bé ăn món trái cây nghiền để thay thế, Vitamin C có trong trái cây sẽ chuyển hóa thành chất sắt để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Dù thế nào, trong thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính trong chế độ dinh dưỡng của bé, nên bạn hãy kết hợp cho bé bú sữa rồi mới bắt đầu ăn những món ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật

Lưu ý trước khi lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho trẻ:

  • Thức ăn phải được tán nhuyễn thật mịn để trẻ dễ nuốt.
  • Giai đoạn bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng ít. Tránh bắt ép bé ăn hết hoặc ăn quá nhiều.
  • Luôn thay đổi thực đơn cho bé, đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để các mẹ có thể nhận biết được bé thích ăn những món ăn nào nhất, hợp khẩu vị của bé.
  • Khi chế biến một món ăn dặm mới, các mẹ nên tập cho bé ăn thử trong vòng 3 đến 4 ngày đầu, cảm để cho bé thích nghi với món ăn. Các mẹ hãy lưu ý đến biểu hiện của bé để kịp thời phát hiện bé có bị di ứng với món ăn đó hay không.
  • Trong quá trình chế biến món ăn, hãy tạo món ăn thật màu sắc để bé có sự hứng thú hơn khi ăn.
  • Trong thời điểm đầu, các mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé.
  • Tránh ăn những thực phẩm như: cá, tôm, cua, bạch tuộc, các loại ốc, thịt, sữa bò vì chúng dễ gây dị ứng cho bé, do đó các mẹ nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm trên.

Các mẹ tham khảo thêm bài viết Những điều cần lưu ý trước khi cho trẻ ăn dặm

Tiêu chuẩn khi lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng:

  • Tinh bột: Đây là một trong những nguyên liệu thiết yếu trong cơ thể, cung cấp chất đạm, chất béo. Có nhiều trong gạo, bánh mỳ, các loại củ, quả như khoai lang, khoai tây, chuối…
  • Bột yến mạch: Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng đối với các bé.
  • Chất đạm: Có nhiều trong sữa tươi, đậu hũ, lòng đỏ trứng gà, phô mai tươi…
  • Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả như:  cà rốt, bông cải xanh, táo, bắp cải,  …
  • Sữa: Tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm
  • Cháo: Tỷ lệ 1 gạo: 10 nước

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho các bé ăn một số loại thực phẩm khác như: sữa chua nguyên chất, 2/3 lòng đỏ trứng gà hay đậu phụ.

27 món ăn mẹ nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

1. Cháo cà chua:

  • Nguyên liệu chính: 1 quả cà chua, 1 bát gạo tẻ, 1/2 bát gạo nếp và các gia vị khác…
  • Cách làm: Trộn gạo nếp vào gạo tẻ, rửa sạch và để ráo nước. Đun cho đến khi gạo nở thì bật lửa nhỏ. Tiếp tục rửa sạch cà chua sau đó bỏ hạt, bỏ vỏ và băm nhỏ. Phi thơm hành rồi cho cà chua vào xào đến chín. Cho cà chua đã xào chín vào trong nồi cháo, đảo đều tay cho đến khi thấy cháo sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Cháo cà chua là một trong những món ăn dặm kiểu Nhật bổ dưỡng

2. Cháo đậu phụ:

  • Nguyên liệu: 1 lát đậu phụ, 1 bát gạo tẻ, 1/2 bát gạo nếp và các gia vị khác…
  • Cách làm: Trộn gạo nếp vào gạo tẻ, rửa sạch và để ráo nước. Đun cho đến khi gạo nở thì bật lửa nhỏ. Tiếp theo rửa sạch đậu phụ và nghiền mịn. Cho đậu phụ nghiền nhỏ vào trong nồi cháo, đảo đều tay cho đến khi thấy cháo sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Cháo đậu phụ cung cấp cho bé canxi cho xương chắc khoẻ 

3. Cháo bánh mỳ chuối:

  • Nguyên liệu: 1 lát bánh mì sandwich, 1 quả chuối, 300 ml nước hoặc sữa mẹ, 1 thìa sữa bột (không có không sao ), 1 bát gạo tẻ, 1/2 bát gạo nếp và các gia vị khác…
  • Cách làm: Trộn gạo nếp vào gạo tẻ, rửa sạch và để ráo nước. Đun cho đến khi gạo nở thì bật lửa nhỏ. Tiếp theo sandwich cắt thành hạt lựu (có thể để nguyên vỏ bánh vì nếu muốn bé ăn cho quen) và chuối tán nhuyễn. Cho 300ml nước và 1 thìa sữa bột vào nồi, nấu trong 10p đến 15p và để lửa nhỏ.

Chú ý: Các mẹ không nên cho quá nhiều sữa bột vì sợ bé quen ăn ngọt, vì vậy dùng sữa mẹ sẽ không sợ ngọt và đủ chất dinh dưỡng. Cuối cùng, cho sandwich và chuối đã nghiền nhỏ vào trong nồi cháo, đảo đều tay cho đến khi thấy cháo sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Cháo bánh mì chuối tốt cho tim mạch

4. Cháo bánh mỳ táo

  • Nguyên liệu: 1 lát bánh mì sandwich, 1 quả táo, 300 ml nước hoặc sữa mẹ, 1 thìa sữa bột (không có không sao), 1 bát gạo tẻ, 1/2 bát gạo nếp và các gia vị khác…
  • Cách làm: Trộn gạo nếp vào gạo tẻ, rửa sạch và để ráo nước. Đun cho đến khi gạo nở thì bật lửa nhỏ. Tiếp đó, sandwich cắt thành hạt lựu và táo phải được tán nhuyễn. Cho 300ml nước và 1 thìa sữa bột vào nồi, nấu trong 10p đến 15p và để lửa nhỏ. Cho sandwich và táo đã nghiền nhỏ vào trong nồi cháo, đảo đều tay cho đến khi thấy cháo sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Cháo bánh mì táo là một trong những dưỡng chất tốt cho bé

5. Udon rau cải bó xôi:

  • Nguyên liệu: Mỳ Udon 10g, 10g rau cải bó xôi, bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ , các nguyên liệu khác.
  • Cách làm: Cho mỳ Udon vào nồi luộc chín và xắt nhỏ. Rau cải bó xôi luộc chín và nghiền nhuyễn. Sau đó, cho mỳ vào nước súp rau cải bó xôi đã được nghiền nhuyễn, đun ở lửa nhỏ và cho mỳ chín mềm thêm 5p. Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là được.

Nếu các mẹ không có nhiều thời gian để chế biến món ăn, có thể tham khảo cháo dinh dưỡng cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi, vừa tiết kiệm được thời gian, vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Udon rau cải bó xôi là món ăn chứa nhiều chất xơ

6. Udon cà rốt

  • Nguyên liệu: Mỳ Udon 10g, 1 củ cà rốt, 30g bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ và các nguyên liệu khác.
  • Cách làm: Cho Udon vào nồi luộc chín và xắt nhỏ. Cà rốt luộc chín và nghiền nhuyễn. Sau đó, cho mỳ vào nước súp cà rốt đã được nghiền nhuyễn, đun ở lửa nhỏ và cho mỳ chín mềm thêm 5p. Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là được.

Udon cà rốt cung cấp dưỡng chất cho bé sáng mắt

7. Somen nghiền:

  • Nguyên liệu: Somen là loại mì của Nhật Bản, có đường kính rất mảnh, làm bằng bột mỳ và nước muối.
  • Cách làm: Cho mì somen vào luộc 20 – 25 phút. Khi mì somen đã được luộc mềm rồi các mẹ đổ ra cho ráo nước, nghiền nhuyễn rồi chế biến các món cháo, súp cho bé.

Somen nghiền là một loại mỳ của Nhật Bản

8. Somen cà chua

  • Nguyên liệu: Mỳ somen, 1 quả cà chua, hành phi và các nguyên liệu khác…
  • Cách làm: Cho mỳ somen vào luộc 20 – 25 phút. Làm sạch cà chua và xào cà chua kết hợp với hành phi tạo vị thơm cho bé. Khi mỳ somen đã được luộc mềm rồi các mẹ đổ ra cho ráo nước, nghiền nhuyễn rồi cho cà chua đã chế biến vào để làm thành các món cháo, súp cho bé.

Somen cà chua giúp bé ăn ngon miệng

9. Cà rốt nấu cam

  • Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, vỏ cam, 1 muỗng canh bơ, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm.
  • Cách làm: Đổ nước dùng vào nồi lớn, thêm tép tỏi vào, bắc lên bếp, nấu sôi nhỏ lửa. Cà rốt được làm sạch gọt vỏ, sau đó luộc chín và cho vào máy xay nhuyễn.Đổ cà rốt xay vào nồi nước dùng đang sôi, khuấy đều và để lửa nhỏ trong 3 phút. Cho tiếp vỏ cam, và các nguyên liệu còn lại cho vào nồi và nêm nếm vừa ăn. Nếu soup quá đặc các mẹ nhớ them nước để cho bé nuốt dễ hơn.

Cà rốt nấu cam làm cho bé hứng khởi khi ăn

10. Rau cải bó xôi đậu phụ nghiền

  • Nguyên liệu: 1 lát đậu phụ, 10g rau cải bó xôi và các nguyên liệu khác…
  • Cách làm: Cắt đậu thành khối nhỏ và nghiền nhuyễn. Rau cải bó xôi luộc chín và nghiền nhuyễn thật mịn. Đun sôi nước dùng, cho đậu phụ với rau cải bó xôi vào đảo nhẹ nhàng cho đến khi canh sôi lăn tăn rồi tắt bếp.

Rau cải bó xôi đậu phụ nghiền đầy đủ màu sắc 

11. Súp rau cải bó xôi

  • Nguyên liệu: 10g rau cải bó xôi,  Bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ và các nguyên liệu khác.
  • Cách làm: Rau cải bó xôi luộc chín và nghiền nhuyễn thật mịn. Đun nước dùng và cho bột gạo để tạo độ sánh vừa đủ, sau đó cho tiếp rau cải bó xôi đã được nghiền mịn vào trong nồi. Cuối cùng, đun sôi đến khi món ăn có độ keo và nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp. Các mẹ nên điều chỉnh lượng nước để tránh súp quá đặc gây khó ăn cho trẻ.

Súp rau cải bó xôi cung cấp nhiều chất xơ cho bé

12. Cà chua xay

  • Nguyên liệu: Bột ăn dặm Mabu: 10g, Cà chua: 30g, Dầu ăn: 3ml
  • Cách làm: Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và băm nhỏ. Sau đó, đun nước dùng rồi cho thêm 1/2 thìa bột mabu (10g) vào khuấy tan, nấu khoảng 3 – 5 phút thì cho cà chua vào, tiếp tục khuấy đều tay khi bột sôi lục bục thì tắt bếp.

Cà chua xay giàu dinh dưỡng cho cơ thể của bé

13. Bí ngô nghiền

Bí ngô nghiền là món ăn mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật nhé. Cách làm như sau.

  • Nguyên liệu: 1 quả bí ngô nhỏ
  • Cách làm: Bí ngô bổ đôi, bỏ ruột và hột, rửa sạch và luộc chín. Sau đó nghiền bằng máy xay cho đến khi bí ngô ở độ mịn. Các mẹ có thể cho thêm chút nước vào để bé dễ ăn hơn.

Bí ngô nghiền giúp bé thông minh.

14. Súp lơ nghiền

  • Nguyên liệu: 1 cây súp lơ
  • Cách làm: súp lơ bổ đôi, thái nhỏ, rửa sạch và luộc chín. Sau đó nghiền bằng máy xay cho đến khi rau súp lơ ở độ mịn. Các mẹ có thể cho thêm chút nước vào để bé dễ ăn hơn.

 

Súp lơ nghiền món ngon ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng

15. Súp bắp cải

  • Nguyên liệu: 10g bắp cải, bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ và các nguyên liệu khác.
  • Cách làm: bắp cải luộc chín và nghiền nhuyễn thật mịn. Đun nước dùng và cho bột gạo để tạo độ sánh vừa đủ, sau đó cho tiếp bắp cải đã được nghiền mịn vào trong nồi. Cuối cùng, đun sôi đến khi món ăn có độ keo và nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp. Các mẹ nên điều chỉnh lượng nước để tránh súp quá đặc gây khó ăn cho trẻ.

Súp bắp cải là một trong những món rau dành cho bé

16. Cải thảo nghiền

  • Nguyên liệu: 1/2 cây cải thảo
  • Cách làm: Cải thảo thái nhỏ, rửa sạch và luộc chín. Sau đó nghiền nhuyễn cải thảo. Các mẹ có thể cho thêm chút nước vào để bé dễ ăn hơn.

Cải thảo nghiền là một loại cải ngon bổ dưỡng và giàu dưỡng chất cho cơ thể

17. Khoai tây nấu sữa

  • Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, sữa bột pha sẵn.
  • Cách làm:  Khoai tây rửa sạch, bóc vỏ cho vào nồi rồi luộc chín. Khoai sau đem nghiền nhuyễn, cho vào nồi. Sau đó thêm sữa tươi, cho lên bếp đun nhỏ lửa, trộn đều lên khoảng 10 phút là được.

Khoai tây nấu sữa cung cấp nhiều chất đạm

18. Khoai lang trộn nước cam

  • Nguyên liệu: Cháo được nấu tỉ lệ 1:10, Cam nửa quả, Khoai lang cắt miếng vừa đủ
  • Cách làm: Cháo trắng nấu bằng nước mía hầm tỉ lệ 1:10, sau đó Cam vắt lấy nước. Khoai lang gọt vỏ, luộc chín và nghiền thật mịn. Trộn khoai lang vào nước cam đã vắt.

Khoai lang trộn nước cam kích thích bé ăn ngon hơn

19. Khoai sọ nấu sữa

  • Nguyên liệu: 100g củ khoai sọ, sữa bột pha sẵn.
  • Cách làm:  Khoai sọ rửa sạch, bóc vỏ cho vào nồi rồi luộc chín. Khoai sọ đem nghiền nhuyễn, cho vào nồi. Sau đó thêm sữa tươi, cho lên bếp đun nhỏ lửa, trộn đều lên khoảng 10 phút là được.

Khoai sọ nấu sữa là một trong những loại củ giàu dưỡng chất

20. Táo nấu cà rốt

  • Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, 1 quả táo, 1 muỗng canh bơ, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm.
  • Cách làm: Đổ nước dùng vào nồi lớn, thêm tép tỏi vào, bắc lên bếp, nấu sôi nhỏ lửa. Cà rốt được làm sạch gọt vỏ, sau đó luộc chín và cho vào máy xay nhuyễn. Đổ cà rốt xay vào nồi nước dùng đang sôi, khuấy đều và để lửa nhỏ trong 3 phút. Cho tiếp táo đã được thái lát và các nguyên liệu còn lại cho vào nồi và nêm nếm vừa ăn. Nếu soup quá đặc các mẹ nhớ them nước để cho bé nuốt dễ hơn.

Táo nấu cà rốt cung cấp vitamin E cho bé sáng mắt

21. Nước dâu tây

  • Nguyên liệu: 100g dâu tây
  • Cách làm: Cắt trái dâu tây làm 4, bỏ núm xanh và rửa sạch. Cho dâu vào xay tới khi mịn. Nếu đặc các mẹ có thể cho nước lọc vào xay cùng để tạo độ loãng nhất định.

Nước dây tây ép cho bé

22. Dâu tây sữa

  • Nguyên liệu: 100g dâu tây, 10ml sữa bột pha sẵn.
  • Cách làm: Cắt trái dâu tây, bỏ núm xanh và rửa sạch. Cho dâu vào xay tới khi mịn. Cho sữa bột pha sẵn vào xay cùng để tạo độ loãng.

Dâu tây sữa cho bé càng khoẻ mạnh

23. Chuối cam

  • Nguyên liệu: Cam sành: 1/4 quả, 1 quả chuối.
  • Cách làm: Bóc vỏ chuối rồi thái lát. Cam bỏ vỏ, hạt sau đó lấy nước. Cho hỗn hộp chuối thái lát và nước cam vào xay để tạo độ loãng nhất định cho bé dễ ăn.

Chuối cam luôn có mặt trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

24. Cá thịt trắng bắp cải

  • Nguyên liệu: 1 bó bắp cải, Cá thịt trắng 10g, bột bắp để tạo độ săn
  • Cách làm: Làm sạch cá và hấp chín và nghiền nhuyễn. Bắp cải băm thật mịn. Sau đó đun nước dùng và cho bột bắp vừa đủ để tạo độ săn, cho hỗn hợp cá đã được nghiền nhuyễn và bắp cải vào nồi  cho đến khi súp sôi lăn tăn rồi tắt bếp.

Cá thịt trắng bắp cải cung cấp rất nhiều chất sắt

25. Đậu phụ bí ngô

  • Nguyên liệu: Bột gạo 30g, 1 lát đậu phụ, 1 quả bí ngô nhỏ
  • Cách làm: Bí ngô và đậu phụ hấp chín và tán nhuyễn. Sau đó đun nước dùng và cho bột gạo vào đến khi tạo độ săn của súp. Cho hỗn hợp bí ngô và đậu phụ đã tán nhuyễn vào nồi, khuấy đều tay đến khi sôi lăn tăn rồi tắt bếp.

Đậu phụ bí ngô giúp bé ăn ngon hơn

26. Đậu phụ nấu sữa

  • Nguyên liệu: 1 lát đậu phụ, sữa bột pha sẵn.
  • Cách làm: Đậu phụ làm sạch và nghiền nhuyễn, cho vào nồi. Sau đó thêm sữa tươi, cho lên bếp đun nhỏ lửa, trộn đều lên khoảng 10 phút là được.

Đậu phụ nấu sữa cung cấp nhiều vitamin D

27. Dashi đậu phụ cải tây

Dashi là nước dùng của Nhật, được chế biến bằng rong biển kombu, từ rau củ quả, từ cá khô…là loại nguyên liệu mẹ nên dùng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng.

  • Nguyên liệu: Nước dùng Dashi, 1 lát đậu phụ, 1 cây cải tây
  • Cách làm: rửa sạch đậu phụ và cải tây, luộc chín và tán nhuyễn. Nước dùng Dashi được bắt bếp rồi cho hỗn hợp đậu phụ và cải tây vào, cho lên bếp đun nhỏ lửa và khuấy đều đến khi sôi lăn tăn và tắt bếp.

Dashi đậu phụ cải tây là một trong những món đặc sắc cho bé

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp tốt nhất và cũng khắt khe nhất để đảm bảo toàn diện bé sẽ được hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Vì vậy, dù mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng hay phương pháp ăn dặm nào đi chăng nữa thì các mẹ cũng cần hết sức lưu ý vấn đề dinh dưỡng trong thực đơn của bé nhé.