Những biểu hiện dưới đây là báo hiệu 99% mẹ bầu sắp sinh
1. Dấu hiệu sắp sinh bụng bà bầu tụt xuống
Thường ở một vài tuần cuối thai kỳ, em bé sẽ tự dịch chuyển xuống phía bụng dưới, nằm trong khung xương chậu. Với mẹ mang thai lần đầu, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần.
Còn với những mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi, dấu hiệu sắp sinh con lần thứ 2 này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi bắt đầu quá trình vượt cạn. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên mẹ bầu sẽ thấy mình di chuyển khó khăn hơn.
Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu ban đầu báo sắp sinh
2. Cổ tử cung bắt đầu mở ra và co thắt nhiều hơn
Một vài tuần hoặc vài ngày trước khi sinh, cổ tử cung bắt đầu mở ra là dấu hiệu sắp sinh mẹ có thể cảm nhận khá rõ. Mẹ bầu đôi khi sẽ có những cơn đau thắt nhỏ trong khoảng 30 giây. Các mẹ có thể hỏi bác sỹ tình trạng mở cổ tử cung của mình trong các cuộc khám thai để theo dõi.
3. Ngừng tăng cân và có thể bị sụt cân
Vào những tuần cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt từ 1 đến 1.5 kg. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến bé. Lý do sụt cân có thể do lượng nước ối giảm xuống dần để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới.
4. Cảm thấy khó ngủ và người uể oải
Ở giai đoạn cuối này, một số mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi trong người, không có cảm giác muốn ăn. Bụng ngày càng to và sức đè của bé lên khung xương chậu sẽ làm mẹ có thể khó ngủ vào ban đêm trong suốt những tuần cuối thai kỳ.
Ngoài ra còn có những khi chân bị phù nề, chuột rút vào ban đêm khiến tâm trạng của người mẹ xấu đi và khó chịu hơn. Mẹ bé hãy chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đan xen để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho bé và giữ sức khỏe cho bản thân mình nhé!
Khó chịu và uể oải trong người tuần cuối là dấu hiệu sắp sinh
5. Bị chuột rút và đau lưng dưới nhiều hơn
Khi sắp đến ngày sinh, mẹ bé sẽ hay cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu mẹ sinh con. Càng cận ngày sinh, cơn đau càng khó chịu và nhiều hơn. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho quá trình bé ra đời.
Bạn có thể dùng nước ấm để chườm lưng hoặc xoa bóp nhẹ. Chú ý không massage hay đấm lưng quá mạnh và không được dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
6. Gò cứng bụng và thai máy tăng
Trong những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ liên tục cảm nhận được bụng mình “co”, “gò” lại. Những cơn “gò” càng về cuối càng tăng và mạnh hơn khiến mẹ có thể hiểu lầm là dấu hiệu sắp sinh. Đồng thời những ngày này, mẹ bầu cũng cảm nhận được thai máy tăng nhiều lần hơn, là em bé đang háo hức muốn ra ngoài đó mà!
7. Cảm thấy các khớp xương “giãn nở”
Trong suốt thai kỳ của mẹ bầu, các hóoc-môn relaxin đã giúp cho các dây chằng trở nên mềm và dãn hơn. Các khớp xương dường như giãn ra nhằm giúp khung xương chậu mở rộng và cho thấy dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh rõ ràng nhất.
8. Tiểu dắt và tiêu chảy nhẹ là dấu hiệu sắp sinh
Khi tụt xuống bên dưới, em bé sẽ ép vào bàng quang làm cho mẹ bầu cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn và sẽ đi ngoài hơi lỏng dù ăn uống hợp vệ sinh. Vấn đề này sẽ hết khi bé ra ngoài nên mẹ bầu cố gắng nhé!
9. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu
Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo màu lòng trắng trứng. Khi cổ tử cung bắt đầu mềm và mở rộng ra, lớp dịch này có thể bong và chảy ra ngoài mang theo ít máu tươi. Dịch nhầy này là dấu hiệu sắp sinh có thể xuất hiện khoảng một tuần trước khi sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay trong lúc sinh nở. Trong trường hợp này, dịch nhầy có màu hồng, hoặc màu màu nâu.
Nếu dịch nhầy ra ngoài có nhiều máu tươi thì người mẹ nên khám và hỏi thêm ý kiến bác sỹ. Khi có dấu hiệu này, mẹ bầu nên theo dõi cơ thể thường xuyên và cẩn thận hơn.
10. Hiện tượng chuyển dạ giả
Vào những ngày sắp sinh, có thể mẹ bé sẽ phải trải qua một vài cơn đau chuyển dạ giả và các mẹ có thể sẽ nhầm với chuyển dạ sắp sinh.
Tuy nhiên, nếu thấy những cơn co có tần suất ngày càng cao, cứ 15-20 phút sẽ xuất hiện một lần hay thậm chí khoảng 5 phút một lần; ngày càng mạnh dữ dội; các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế thì khả năng cao đây là dấu hiệu sắp sinh.
Dấu hiệu các cơn co thắt xuất hiện
11. Dò ối
Trong kỳ mang thai, một số mẹ có thể bị dò nước ối kể cả khi chưa tới ngày sinh. Nếu không quan sát cẩn thận, mẹ bầu sẽ bỏ qua mất hiện tượng này bởi vì khi bị rỉ nước ối, chất lỏng sẽ ra chậm giống như són tiểu hay tiểu dắt. Nhưng nước ối thường có mùi tanh, không có màu vàng và không có mùi amoniac đặc trưng như nước tiểu.
Còn có một cách khác để mẹ bầu phân biệt hai loại chất lỏng này là sử dụng giấy quỳ tím để thử độ pH của dung dịch được tiết ra. Dung dịch nào khiến giấy quỳ chuyển sang màu đỏ thì là nước tiểu, do nước tiểu có tính axit cao hơn. Ngược lại, giấy quỳ chuyển sang xanh thì đây chính là nước ối, vì nước ối có tính kiềm vượt trội.
Ngay khi nước ối bị rò ra, màng ối cũng sẽ dần trở nên mỏng hơn và có nguy cơ cao bị vỡ bất cứ khi nào trong thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và theo dõi.
12. Dấu hiệu sắp sinh vỡ ối
Khác với hiện tượng dò rỉ nước ối, khi mẹ bầu cảm thấy bục túi ối và bên trong mình có “dòng nước” đang chảy ra thì nên kiểm tra ngay. Dựa vào màu sắc và mùi để phân biệt nước ối với nước tiểu. Nếu thật sự vỡ ối thì mẹ bầu nên đến bệnh viện nhanh chóng vì đây là dấu hiệu báo sinh quan trọng nhất.
Một lưu ý khi mẹ bầu vỡ ối là nếu nước ối chảy ra có màu xanh lá hay nâu thì nên báo với bác sỹ ngay. Có thể trong đó có lẫn phân thải lần đầu của bé (phân su) mà nếu nuốt phải sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Khi có các dấu hiệu trên thì gia đình nên bình tĩnh xử lý, chuẩn trước khi sinh nhé! Trong các trường hợp các dấu hiệu mẹ bầu có ở mức nghiêm trọng hơn, hay cảm thấy cơ thể choáng, tụt huyết áp thì nên báo ngay cho bác sỹ để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Trên đây là một số dấu hiệu sắp sinh mà Shoptretho muốn chia sẻ với các bố mẹ tương lai. Mọi người cùng tham khảo và góp thêm những điều mà Shop còn thiếu nhé!
Xin cảm ơn và chúc cho các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Xem thêm:
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối
Thai nhi tuần thứ 40 phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì thì tốt