1. N���u bạn yêu con – hãy yêu bản thân mình trước
Rất nhiều trẻ em đang sống với những người mẹ bất hạnh, kệt quệ và căng thẳng. Con trẻ chỉ phát triển khoẻ mạnh khi chúng được nuôi dưỡng trong gia đình cha mẹ hạnh phúc và cân bằng. Cách tốt nhất để cho con nhiều hơn là cho bản thân bạn nhiều hơn: bằng cách làm này, bạn có thể trở thành một hình mẫu quan trọng về một người lớn khoẻ mạnh và hạnh phúc trong mắt trẻ.
Cho bản thân bạn nhiều hơn cũng có nghĩa là bạn có thể cho gia đình nhiều hơn. “Nhưng tôi không có thời gian!”, tôi nghe nhiều bà mẹ than vãn. Tất cả chúng ta đều có 24 giờ mỗi ngày, và tất cả chúng ta cần có những lựa chọn thông minh để đặt những gì quan trọng nhất lên hàng đầu. Nếu chúng ta liên tục thức khuya thì chúng ta sẽ tự đặt mình trên bờ vực kiệt quệ – đó hẳn là một điều không vui cho bản thân bạn và gia đình bạn.
2. Hãy giữ gìn cuộc sống hôn nhân trước mặt trẻ
Bí quyết để làm cha mẹ tốt là có một cuộc hôn nhân hạnh phúc để con trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh- một sự kết hợp mà chúng có thể dùng làm hình mẫu trong những mối quan hệ tương lai. Hãy dừng lại và để chút thời gian cho cuộc hôn nhân của bạn – vì lợi ích của chính gia đình bạn.
3. Yêu thương con
Dù ở trong tình huống nào, dù con bạn thường làm cho bạn tức giận ra sao – hãy biết rằng có hàng ngàn phụ nữ trên thế gian này thật lòng vui sướng được thay vào chỗ của bạn. Có những phụ nữ sẵn sàng đánh đổi tất cả để được làm mẹ. Hãy cố gắng nhớ rằng bạn may mắn như thế nào. Hãy ôm con ít nhất ba lần một ngày. Hãy luôn nói với con rằng bạn biết ơn vì đã có cơ hội làm mẹ chúng và nhờ đó trở thành một người phụ nữ, một người mẹ tốt hơn.
4. Dạy con câu cá (hơn là câu cá cho con)
Nhiều bà mẹ (và ông bố) làm mọi việc cho trẻ. Điều này chỉ làm trẻ mất cơ hội học lấy sự tự tin – một điều cốt lõi để có lòng tự trọng. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là giúp trẻ học làm thế nào để tự làm công việc cho chính mình.
Cuốn sách được giải thưởng của tôi, When you’re about to go off the deep end, don’t take your kids with you (tạm dịch: Khi bạn đến bước đường cùng, xin đừng làm liên luỵ con trẻ), chương 7 có tên là “Làm thế nào để con bạn tươi cười làm việc nhà”. Một số phụ huynh nghĩ rằng tôi từ hành tinh khác đến khi tôi gợi ý rằng trẻ có thể học làm việc nhà với nụ cười trên môi. Nhưng rồi họ ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy điều đó là có thể. Việc nhà (giặt đồ, rửa chén, lau nhà…) có thể dạy chúng những kỹ năng cơ bản mà mọi người cần biết. Và việc nhà làm cho trẻ có cơ hội đóng góp cho gia đình theo một cách tích cực. Hãy xem con bạn trưởng thành khi bạn dạy chúng đóng góp một cách có ý nghĩa cho bạn và gia đình.
5. Hãy chú trọng vào những điều bạn thích (thay vì những điều bạn không thích)
Nếu trẻ không được tán dương và chú ý vì những việc tốt, cư xử tốt chúng làm được thì bạn hãy tin rằng chúng sẽ cư xử không tốt để thu hút sự chú ý của bạn.
Bạn càng chú ý những điều bạn thích trẻ làm thì bạn càng thôi thúc trẻ lặp lại những cư xử và thành tích tốt.
6. Tôn trọng và được tôn trọng
Nếu bạn không muốn bị trẻ đối xử thế nào thì đừng đối xử với trẻ thế ấy. Danh sách những điều bạn không muốn làm bao gồm chửi mắng, đánh đập, khinh bỉ, chế nhạo và làm nhục người khác. Có rất nhiều cách tốt hơn để bạn xử lý những xung đột, căng thẳng và cư xử xấu. Hãy chắc chắn rằng những công cụ để học làm cha mẹ tốt đều dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.
7. Một gia đình vui vẻ sẽ gắn bó cùng nhau
Hãy vui chơi với trẻ! Cười, chọc cười và chơi đùa cùng nhau là nền tảng của một gia đình hạnh phúc. Đùa vui có thể có ảnh hưởng lớn trong việc đóng góp những khoảng thời gian chất lượng cần thiết và ngăn ngừa những xung đột không cần thiết, những hành vi làm bạn tức giận. Trẻ được trải qua những khoảng thời gian chất lượng với cha mẹ sẽ không cần phải cư xử xấu để gây sự chú ý của họ nữa.
8. Hãy lựa chọn sự đối đầu thông minh và đối đầu với sự tôn trọng
Trẻ cần cảm giác tự chủ trong một phạm vi nào đó của đời sống. Chúng cũng cần những giới hạn. Hãy tạo nên những quy tắc gia đình nhưng cũng phải đảm bảo tính linh hoạt. Ví dụ quy tắc gia đình là những khu vực sinh hoạt chung phải vệ sinh trước khi đi ngủ, nhưng không gian trong phòng trẻ thì để cho tuỳ trẻ (bạn có thể luôn đóng cửa phòng trẻ nếu sự mất trật tự làm bạn khó chịu). Những cuộc đối đầu giữa hai người với hai quan điểm ngược nhau: thỉnh thoảng nên cần người thứ ba làm trung gian giữa bạn và trẻ. Hãy xem xét đến cách này. Nếu không có người thứ ba thích hợp thì hãy chắc rằng bạn đưa ra những yêu cầu một cách kiên quyết nhưng vẫn nhẹ nhàng. Hãy nhớ chú trọng đến vấn đề đặt ra hơn là cố phân thắng bại.
9. Hãy nói những điều bạn sẽ làm và làm theo
Phần lớn cha mẹ vô tình dạy con không vâng lời. Nếu bạn liên tục nói cho mình nghe còn trẻ thì không tuân theo thì bạn đang dạy con phớt lờ lời của bạn (và đặc biệt là phớt lờ ngay lần đầu tiên bạn nói). Nếu bạn không làm theo những gì bạn nói sẽ làm thì bạn đang dạy con rằng lời của bạn chỉ là vô bổ và không đáng tin. Bằng cách làm theo đến cùng những gì bạn đã nói bạn sẽ bắt đầu tạo thói quen con bạn nghe lời bạn ngay từ lần nói đầu tiên.
10. Tìm ra điểm sáng của bạn
Trong cuốn sách của tôi tựa đề Khi bạn đến bước đường cùng, xin đừng liên luỵ con trẻ, tôi có nói về sự quan trọng của việc tìm ra những gì tôi gọi là “điểm sáng” của bạn. Bất kể bạn có tin vào sức mạnh nào, nếu có niềm tin rằng mọi chuyện rồi sẽ kết thúc thì niềm tin đó sẽ giúp bạn vượt qua được những “bước đường cùng”.
Hãy đối mặt. Một ngày nào đó bạn sẽ gặp rắc rối! Cũng sẽ có những ngày bạn chỉ muốn khóc to lên. Vì vậy hãy giữ gìn niềm tin của bạn. Khi những điều không chờ đợi lại xảy ra, nó có thể là tất cả những gì bạn có để giúp bạn vượt qua.